Các loại chi phí sử dụng thang máy gia đình và mẹo hay bạn nên biết để tiết kiệm

Bên cạnh việc tìm hiểu tải trọng, mẫu mã cũng như đơn vị cung cấp phù hợp, bạn cần phải quan tâm đến các loại chi phí sử dụng thang máy gia đình cơ bản. Chi tiết dưới bài viết sau.

Nhu cầu sử dụng thang máy gia đình ngày nay

Nhu cầu sử dụng thang máy tại Việt Nam có xu hướng tăng lên nhanh chóng trong những năm trở lại đây. Thang máy không chỉ phổ biến tại các tòa nhà cao ốc, khu chung cư, bệnh viện, trường học… mà ngay tại gia đình, nhiều người cũng lựa chọn sử dụng thang máy để hỗ trợ cho quá trình di chuyển.

Nhu cầu sử dụng thang máy gia đình ngày nay

Nhu cầu sử dụng thang máy gia đình ngày nay

Sử dụng thang máy gia đình mang đến rất nhiều lợi ích như: tiết kiệm thời gian, công sức, di chuyển an toàn, thông minh cùng thiết kế đẹp mắt, gia tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà. Nhất là những gia đình có người già và trẻ nhỏ, thang máy thực sự là giải pháp lý tưởng.

Xem thêm:

Các loại chi phí sử dụng thang máy gia đình

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thang máy với tải trọng, mẫu mã và xuất xứ khác nhau. Căn căn cứ vào nhu cầu sử dụng của gia đình mà bạn có thể lựa chọn dòng phù hợp. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm hiểu và lắp đặt, bên cạnh những yếu tố kể trên, đừng bỏ qua các loại chi phí sử dụng thang máy gia đình cơ bản nhất hiện nay.

Điện năng tiêu thụ

Thang máy là một hệ thống máy móc vận hành thông minh dựa trên mạng lưới điện. Chính vì thế, khi sử dụng thang máy, mỗi tháng, bạn sẽ mất một khoản tiền điện đáng kể. Tùy từng dòng thang máy khác nhau sẽ có mức công suất và tiêu thụ điện năng khác nhau. Bạn có thể tham khảo dưới đây:

Tải trọng thang máy Công suất tiêu thụ trung bình
350kg
  • Thang máy có phòng máy: 3,7 kW
  • Thang máy không phòng máy: 2,2 kW
450kg
  • Động cơ có hộp số: 5,5 kW
  • Động cơ không hộp số: 3,0 kW
750kg
  • Công suất động cơ lần lượt là 7,5 kW và 4,3 kW
1000kg
  • 11 kW

Với mức công suất trên, mỗi tháng chi phí sẽ rơi từ khoảng 350.000 – 550.000 đồng. Tuy nhiên, điện năng tiêu thụ của mỗi gia đình sẽ không giống nhau. Một số yếu tố ảnh hưởng đến như:

  • Số tầng của ngôi nhà: Số tầng càng cao, thang máy sẽ càng phải di chuyển nhiều, từ đó, sẽ tốn điện hơn.
  • Tần suất sử dụng: Tần suất sử dụng thang máy càng nhiều thì càng tốn điện.
  • Công suất thang máy: Công suất thang máy càng cao, tải trọng càng lớn thì sẽ mất nhiều điện năng để vận hành hơn. Một số loại thang máy gia đình sử dụng điện 1 pha nhưng nhiều loại thang máy cần đến nguồn điện 3 pha.
  • Loại thang máy: Dựa trên nhiều cải tiến công nghệ, một số dòng thang máy được tích hợp thêm tính năng tiết kiệm điện. Đánh giá mặt bằng chung trên thị trường, các loại thang máy nhập khẩu đều có công suất điện năng thấp hơn thang máy liên doanh.
  • Cấu tạo: Thang máy không có phòng máy sẽ bớt giảm khá nhiều lượng điện năng hao tổn khi không phải vận hành hộp số.
Điện năng tiêu thụ

Điện năng tiêu thụ

Chi phí bảo dưỡng, bảo trì

Nhu cầu bảo dưỡng nằm trong chi phí sử dụng thang máy gia đình cơ bản. Để thang máy vận hành an toàn tuyệt đối, cần phải bảo dưỡng, bảo trì thường xuyên và liên tục. Các gói bảo trì sẽ được chia thành: theo tháng, quý và năm. Tùy vào từng đơn vị lắp đặt, bảo dưỡng mà mức chi phí này sẽ khác nhau, đồng thời cũng phụ thuộc vào dòng máy cụ thể.

Chi phí bảo dưỡng, bảo trì

Chi phí bảo dưỡng, bảo trì

Thang máy nhập khẩu

Dòng thang máy nhập khẩu có chất lượng rất cao, mẫu mã đẹp, các đường nét, chi tiết máy đều đạt mức tinh xảo, sau đó được nhập khẩu nguyên chiếc về Việt Nam. Chính vì vậy, muốn bảo dưỡng các sản phẩm này cũng sẽ cần đến các công cụ, thiết bị đắt đỏ hơn so với bình thường, giá giao động trong khoảng 2.500.000 – 5.000.000 đồng.

Thang máy liên doanh

Một phần của thang máy liên doanh sẽ được sản xuất trong nước, các linh kiện quan trọng khác sản xuất và nhập khẩu từ nước ngoài. Do vậy, ngay cả khi lắp đặt, giá của thang máy gia đình liên doanh cũng thấp hơn thang máy nhập khẩu. Vấn đề bảo dưỡng cũng dễ dàng hơn với giá thành giao động trong khoảng 600.000 – 1.200.000 đồng.

Chi phí kiểm định vận hành

Chi phí sử dụng thang máy gia đình còn bao gồm cả khoản kiểm định vận hành. Bất kỳ loại công trình nào cũng cần đến sự kiểm định an toàn của nhà nước mới được phép hoạt động. Thời gian kiểm định được tính như sau:

  • 20 năm đầu: kiểm định 3 năm 1 lần, trong đó, đơn vị lắp đặt sẽ chi trả khoản kiểm định đầu tiên. Từ các lần kiểm định sau, bạn phải tự thanh toán.
  • Sau 20 năm: kiểm định 1 năm 1 lần
Chi phí kiểm định vận hành

Chi phí kiểm định vận hành

Mỗi lần kiểm định sẽ có mức chi phí khoảng 1.500.000 – 2.000.000 đồng.

Chi phí thay thế linh kiện

Sau một thời gian sử dụng, nhiều bộ phận của thang máy sẽ dần xuống cấp. Theo quy định từ nhà cung cấp, bạn sẽ cần phải thay thế những bộ phận đó định kỳ để đảm bảo thang máy được vận hành trơn tru, an toàn. Nếu lỗi về linh kiện hoàn toàn thuộc về nhà sản xuất, bạn được ưu đãi bảo hành từ 12 cho tới 36 tháng. Nếu lỗi thuộc về phía người dùng, bạn phải hoàn toàn chịu các khoản này.

Chi phí thay thế linh kiện

Chi phí thay thế linh kiện

Khi thay thế linh kiện cho thang máy nhập khẩu sẽ cao hơn rất nhiều so với linh kiện của thang máy liên doanh. Bởi lẽ, linh kiện cần được nhập hoàn toàn từ hãng, trong khi đó, nhiều linh kiện của thang máy liên doanh được sản xuất trong nước nên mức giá sẽ thấp hơn.

Mẹo tiết kiệm chi phí sử dụng thang máy gia đình

Để tránh không mất một khoản tiền lãng phí trong chi phí sử dụng thang máy gia đình cũng như góp thêm phần vào việc bảo vệ môi trường, chúng tôi chia sẻ tới bạn những mẹo tiết kiệm như sau:

Mẹo tiết kiệm chi phí sử dụng thang máy gia đình

Mẹo tiết kiệm chi phí sử dụng thang máy gia đình

  • Lựa chọn đúng tải trọng: Hãy cân nhắc và tính toán kỹ càng ngay từ khi bắt đầu tham khảo lắp đặt thang máy. Chọn tải trọng phù hợp sẽ đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng của gia đình, lại bớt đi một lượng điện năng tiêu thụ không cần thiết. Tránh tư duy, thang máy tải trọng càng lớn, càng thoải mái sử dụng.
  • Sử dụng thang máy khi thực sự cần thiết: Thang máy quá tiện lợi trong quá trình di chuyển, vì thế con người dễ sinh ra tâm lý ỷ lại. Nếu vị trí các tầng không quá xa nhau, thì bạn nên sử dụng cầu thang bộ thay thế.
  • Sử dụng tối đa tải trọng trong 1 lần dùng: So với việc thang máy phải di chuyển liên tục trong nhiều lần, hãy sử dụng tối đa tải trọng ngay trong 1 lần di chuyển.
  • Dùng động cơ không hộp: So với thang máy có hộp số, động cơ thang máy sẽ tiết kiệm được tới 40% lượng điện năng tiêu thụ.
  • Dùng bóng đèn led cho hệ thống chiếu sáng cùng hệ thống quạt gió tự động giúp tiết kiệm tới 80% điện năng so với thông thường.
  • Sử dụng thang máy đúng cách: giữ phím hold trong thang máy thay vì dùng các vật cản trở ở cửa thang. 
  • Bảo trì định kỳ: Giúp cho thang máy được vận hành tốt hơn đồng thời đưa ra các biện pháp giải quyết trước khi vấn đề trở nên quá nghiêm trọng.

Bài viết trên đã chia sẻ tới bạn các loại chi phí sử dụng thang máy gia đình cơ bản. Hy vọng, thông qua đây, bạn sẽ tìm được thông tin hữu ích dành cho mình. Nếu có bất kỳ băn khoăn nào, vui lòng liên hệ với Thang máy GHT chúng tôi để được tư vấn.

CÔNG TY CP SẢN XUẤT THANG MÁY GHT VIỆT NAM

Hotline: 0984.696.683

Website: thangmayght.com

Địa chỉ: Block 1- CN8, Cụm Công Nghiệp Ngọc Hồi – Xã Ngọc Hồi – Thanh Trì – Hà Nội

Địa chỉ nhà máy: Block1- CN8, Cụm Công Nghiệp Ngọc Hồi – Xã Ngọc Hồi – Thanh Trì – Hà Nội

Rate this post
0/5 (0 Reviews)
Nguyễn Cao Giáp's CEO Thang máy GHT

Mr Nguyễn Cao Giáp tốt nghiệp Kỹ sư cơ khí Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. Ông là doanh nhân, đồng thời cũng là chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong ngành Cơ khí. Đặc biệt, ông rất am hiểu về ứng dụng của thang máy.

Nhận báo giá thang máy Chat Zalo với tôi Call: 0984.696.683