Quy định về ký hiệu cầu thang trong bản vẽ xây dựng bạn cần biết

Biết đọc bản vẽ thiết kế các công trình nhà ở, thang máy, nội thất,…sẽ tạo thuận lợi cho các chủ đầu tư hay gia chủ có thể theo dõi và giám sát được quá trình làm của thợ thi công. Trong một bản vẽ thiết kế xây dựng mỗi món nội thất hay cấu kiện của công trình đều có những ký hiệu được quy định cho riêng mình như bồn tắm, bàn ghế, giường tủ,…Trong bài viết dưới đây, Thang máy GHT sẽ chia sẻ cho bạn ký hiệu cầu thang trong bản vẽ xây dựng, hãy cùng theo dõi nhé.

Bản vẽ xây dựng là gì?

Bản vẽ thiết kế sẽ mô tả bố cục từ ngoài vào trong của công trình và có thể hiện cả các tính toán về khả năng chịu lực của các bộ phận như móng, nền nhà, mái nhà, cầu thang, thang máy,… Dựa vào bản vẽ mà các thợ thi công có thể thực hiện xây dựng công trình theo như yêu cầu của gia chủ.

Trong bản vẽ thiết kế có một yếu tố giúp gia chủ có thể  nắm bắt được bản vẽ một cách đơn giản đó là các ký hiệu. Một số các ký hiệu thường xuất hiện trong bản vẽ thiết kế nói riêng và bản vẽ xây dựng nói chung là:  ký hiệu lỗ trống, cửa đi, cửa sổ, ký hiệu cầu thang , vách ngăn, đường dốc và các bộ phận cần sửa chữa.

Bản vẽ xây dựng bản mô tả bố cục ngoài và trong của công trình bằng các ký hiệu như ký hiệu cầu thang hay ký hiệu các bộ phận khác,...

Bản vẽ xây dựng bản mô tả bố cục ngoài và trong của công trình bằng các ký hiệu như ký hiệu cầu thang hay ký hiệu các bộ phận khác,…

Ký hiệu cầu thang trong bản vẽ xây dựng

Nằm trong những ký hiệu được kể ở trên thì ký hiệu cầu thang là một ký hiệu rất dễ nhận biết trong bản vẽ. Ký hiệu này trong bản vẽ sẽ có tỷ lệ 1:200 hoặc có thể nhỏ hơn nữa. Đối với bản vẽ có tỷ lệ 1:100 trở lên thì ký hiệu cầu thang phải được thể hiện chi tiết về vật liệu, cấu tạo cùng các thông số được tính toán của kết cấu. Các ký hiệu của cầu thang phải kể đến như: 

  • Ký hiệu mặt cắt cầu thang trong bản vẽ tỷ lệ lớn hơn hoặc nhỏ hơn 1:200
  • Mặt bằng của cầu thang tầng thấp nhất với điểm bắt đầu được ký hiệu mũi tên, thể hiện là dấu chấm nhỏ ở điểm đầu của bậc thang đầu tiên, dấu ngắt bậc thang sẽ để tại độ cao 1m so với mặt sàn.
  • Mặt bằng cầu thang các tầng trung gian sẽ được ký hiệu bằng các đường mũi tên liên tục
  • Mặt bằng cầu thang tầng cao nhất cũng được ký hiệu bằng đường mũi tên vẽ liên tục, đầu nhọn phải vẽ tới ranh giới mặt bằng của cầu thang
Các ký hiệu cầu thang trong bản vẽ thiết kế xây dựng

Các ký hiệu cầu thang trong bản vẽ thiết kế xây dựng

Nét vẽ trong bản vẽ xây dựng

Nét vẽ của ký hiệu cầu thang nói riêng và các ký hiệu trong bản vẽ nói chung cũng là yếu tố ảnh hưởng tới chính bản thân chúng. Trong một bản vẽ sẽ có rất nhiều nét vẽ trùng nhau, vì thế mà đội ngũ thi công cần chú ý.

  • Đối với chu vi các mặt cắt ta dùng nét đậm
  • Đối với mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng thì dùng nét hiện
  • Đối với đường kích thước, đường dóng, ký hiệu vật liệu trên mặt cắt hay là đường chú ý ta dùng nét mảnh để vẽ
  • Các đường ngắt đoạn trong một bộ phận hình vẽ ta dùng nét ngắt
  • Đường trục hay đường tim trong hình vẽ ta dùng nét chấm gạch
  • Đường bị khuất ta dùng nét đứt

Khi nắm rõ được các quy tắc trên thì đối với những người không học trong ngành kiến trúc, xây dựng vẫn có thể hiểu được những điểm cơ bản và yếu tố quan trọng của bản vẽ, ví dụ như ký hiệu cầu thang.

Nét vẽ cũng ảnh hưởng tới ký hiệu cầu thang trong thiết kế xây dựng

Nét vẽ cũng ảnh hưởng tới ký hiệu cầu thang trong thiết kế xây dựng

Kích thước trong bản vẽ xây dựng được quy định như thế nào?

Quy định kích thước trong bản vẽ thiết kế xây dựng nói chung hay kích thước ký hiệu cầu thang nói riêng sẽ bao gồm 3 thành phần chính đó là đường kích thước, đường dóng và các chỉ số thể hiện kích thước. Quy trình khi thực hiện biểu diễn kích thước của một bộ phận trong bản vẽ của các nhà thiết thế sẽ theo thứ tự vẽ đường dóng, kẽ kích thước và sau đó là điền con số thể hiện kích thước.

Trong công việc biểu thị kích thước cũng sẽ có những quy ước chung đó là: kích thước biểu thị của hình vẽ phải là kích thước thật của vật thật mà không phải dựa theo tỷ lệ của hình vẽ hiển thị. Đơn vị đo kích thước dài là mm, đằng sau các chỉ số kích thước không cần phải ghi thêm đơn vị tính. Đơn vị đo cao độ là m và cũng không cần phải ghi đơn vị tính đằng sau chỉ số. Độ, phút và giây là đơn vị đo kích thước góc, cần phải được ghi thêm vào sau các chỉ số kích thước.

Kích thước của ký hiệu cầu thang trong bản vẽ xây dựng sẽ bao gồm 3 phần chính là đường dóng, đường kích thước và con số kích thước

Kích thước của ký hiệu cầu thang trong bản vẽ xây dựng sẽ bao gồm 3 phần chính là đường dóng, đường kích thước và con số kích thước

Khung tiêu đề và khung bản vẽ được quy định như thế nào trong bản vẽ xây dựng

Khung bản vẽ thiết kế trong xây dựng được quy định là một hình chữ nhật giới hạn phần giấy và các thông tin được thể hiện trên đó. Ngoài cùng của khung là một nét liền đậm, cách 100mm so với viền mép giấy nếu sử dụng khổ A0 và A1, 5mm nếu dùng giấy khổ A2,3,4.

Khung tên bản vẽ được quy định theo một chiều ngang hoặc dọc tùy theo cách trình bày của nhà thiết kế. Đa số thì khung tên sẽ đều được đặt ở cạnh dưới góc bên phải của bản thiết kế. Các ký hiệu cầu thang hay các bộ phận khác sẽ được điền trên khung tên có dấu hướng lên trên hoặc là hướng sang trái làm sao để thuận tiện cho việc tìm kiếm sau này, giúp cho bản vẽ không bị thất lạc.

Quy định về khung tiêu đề và khung bản vẽ trong thiết kế xây dựng

Quy định về khung tiêu đề và khung bản vẽ trong thiết kế xây dựng

Xem thêm:

Quy tắc đọc bản vẽ xây dựng nhanh và chuẩn nhất

Đọc bản vẽ thiết kế để thi công, xây dựng không phải là việc đơn giản ai cũng biết. Để có thể hiểu và làm theo thì chúng ta phải được đào tạo bài bản qua trường lớp, khóa học. Từ đó chúng ta có thể hiểu được về các ký tự, ký hiệu có trong bản vẽ như ký hiệu cầu thang, ký hiệu thang máy, ký hiệu giường ngủ,…Một số những quy tắc đọc bản thiết kế cơ bản giúp chúng ta tránh khỏi những sai sót khi thi công công trình đó là:

  • Trước tiên thì chúng ta cần phải đọc bản vẽ mặt bằng tổng thể. Cách đọc đơn giản nhất đó là bạn nên đọc theo thứ tự từng tầng, từ tầng 1 lên tầng 2,… Sau đó là quan sát tới các phòng chức năng trong nhà như phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, phòng tắm, phòng thờ, nhà vệ sinh hay các cửa chính, ngách,…
  • Tiếp đến là đọc bản vẽ phối cảnh bên ngoài để có thể mường tượng được toàn cảnh của công trình
  • Đọc bản vẽ mặt đứng để hình dung được hình dáng và kiến trúc mặt ngoài của công trình
  • Đọc bản vẽ kết cấu, lưu ý tới các thông số kỹ thuật của các bộ phận quan trọng như cột, móng, dầm, sàn, bậc cửa,…
Cách đọc bản vẽ thiết kế xây dựng nhanh, đơn giản mà chuẩn nhất

Cách đọc bản vẽ thiết kế xây dựng nhanh, đơn giản mà chuẩn nhất

Xem thêm:

Các kiến thức chuyên sâu về bản vẽ thiết kế xây dựng cần phải được học hành bài bản theo các chuyên ngành kiến trúc, xây dựng thì mới có thể nắm rõ. Tuy nhiên, hy vọng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên bài sẽ giúp bạn hiểu được một số các nội dung cơ bản, quan trọng, đặc biệt là hiểu về ký hiệu cầu thang trong bản vẽ. Mọi thắc mắc cần được chúng tôi giải đáp, các bạn vui lòng liên hệ về Thang máy GHT theo hotline 0984.696.683.

CÔNG TY CP SẢN XUẤT THANG MÁY GHT VIỆT NAM

Hotline: 0984.696.683

Địa chỉ: Block 1- CN8, Cụm Công Nghiệp Ngọc Hồi – Xã Ngọc Hồi – Thanh Trì – Hà Nội

Địa chỉ nhà máy: Block1- CN8, Cụm Công Nghiệp Ngọc Hồi – Xã Ngọc Hồi – Thanh Trì – Hà Nội

2/5 - (4 bình chọn)
0/5 (0 Reviews)
Nguyễn Cao Giáp's CEO Thang máy GHT

Mr Nguyễn Cao Giáp tốt nghiệp Kỹ sư cơ khí Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. Ông là doanh nhân, đồng thời cũng là chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong ngành Cơ khí. Đặc biệt, ông rất am hiểu về ứng dụng của thang máy.

Nhận báo giá thang máy Chat Zalo với tôi Call: 0984.696.683