Tư vấn thiết kế nhà ống có thang máy khoa học, hiệu quả
Với các ngôi nhà ống cao tầng, bên cạnh cầu thang bộ thì việc bố trí thêm cầu thang máy sẽ hỗ trợ cho vấn đề di chuyển được nhanh chóng, dễ dàng hơn rất nhiều. Thế nhưng, việc bố trí này cần phải đảm bảo hài hòa 3 yếu tố: khoa học, kỹ thuật và thẩm mỹ. Dưới đây, thang máy GHT sẽ tư vấn cho bạn cách thiết kế nhà ống có thang máy khoa học, hiệu quả nhất.
Vì sao cần thiết kế nhà ống có thang máy
Trong nhiều năm trở lại đây, mô hình nhà ống trở nên quá quen thuộc nhất là tại các thành phố lớn. Sự tăng lên nhanh chóng của dân cư kéo theo nhu cầu tìm kiếm nhà ở tăng lên nhanh chóng. Thế nhưng, quỹ đất không tăng lên dẫn đến tình trạng “đất chật người đông”. Để giải quyết điều này, người ta đã ưu tiên sử dụng mô hình nhà ống (mặt tiền nhỏ hơn so với chiều sâu rất nhiều).
Trước diện tích không gian hạn hẹp như thế, để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, những ngôi nhà cao tầng dạng ống mọc lên nhanh chóng. Với số lượng từ 5 – 7 tầng, bên cạnh cầu thang bộ, người ta sử dụng thêm cầu thang máy nhằm hỗ trợ cho việc di chuyển được dễ dàng và thuận tiện hơn. Chính vì lẽ đó, các mẫu thiết kế nhà ống có thang máy thu hút được rất nhiều sự quan tâm, đầu tư của gia chủ.
Trên thực tế, mẫu thiết kế nhà ống có thang máy mang tới rất nhiều lợi ích không thể bỏ qua:
– Tiết kiệm sức lực, thời gian: Tất cả các phương tiện hiện đại được nghiên cứu và sản xuất đều nằm nâng cao đời sống của con người. Thang máy cũng là một sản phẩm như thế. Thay vì bạn phải nặng nhọc leo lên các tầng cao trong ngôi nhà, giờ đây, chỉ cần thông qua thao tác nút bấm đơn giản, bạn có thể di chuyển đến vị trí mình muốn lên rất nhanh chóng chưa đầy 1 phút.
Đặc biệt khi bạn vận chuyển đồ đạc giữa các tầng, thang máy trở nên hữu dụng hơn rất nhiều. Thay vì lãng phí thời gian và sức lực cho quá trình vận chuyển, di chuyển, bạn có thể tận dụng nó để làm những việc khác với tinh thần thoải mái, hiệu quả hơn.
– Đảm bảo an toàn: Cabin thang máy được thiết kế và lắp đặt hoàn toàn khép kín. Cộng thêm các tính năng hỗ trợ an toàn như: bộ kiểm soát tốc độ, đèn cảnh báo hoặc hệ thống điều chỉnh thông minh khi có sự cố sẽ đảm bảo sự an toàn cần thiết khi sử dụng.
Nhất là với đối tượng người già, trẻ nhỏ, sử dụng cầu thang bộ truyền thống rất dễ dẫn đến những tình huống không may như vấp ngã, trượt chân… Những người có tiền sử bệnh về tim, huyết áp… việc leo các tầng cao thường xuyên gây ảnh hưởng không tốt.
– Tăng tính thẩm mỹ: Song hành cùng công năng sản phẩm, yếu tố thẩm mỹ cũng được các nhà sản xuất đề cao. Bất kỳ không gian gia đình bạn được thiết kế theo xu hướng nào, bạn cũng sẽ tìm được sản phẩm thang máy phù hợp.
Thang máy đóng vai trò như một món nội thất, hòa nhập và tô điểm cho không gian gia đình, giúp nâng tầm đẳng cấp sống, đem đến giây phút tận hưởng trải nghiệm tuyệt vời trong từng khoảnh khắc.
Do vậy, người ta thường ưu tiên tìm kiếm, tham khảo các mẫu thiết kế nhà ống có thang máy khi bắt đầu ý định xây hoặc cải tạo công trình.
Các cách thiết kế nhà ống có thang máy
Làm thế nào để thiết kế nhà ống có thang máy thật khoa học, đảm bảo đầy đủ 2 yếu tố thẩm mỹ và công năng vô cùng quan trọng. Tùy thuộc vào diện tích nhà là bao nhiêu, phong cách thiết kế nội thất như thế nào mà người ta sẽ bố trí khác nhau. Dưới đây, là 3 cách sắp xếp phổ biến và được ưa chuộng nhất hiện nay.
Bố trí thang bộ ôm thang máy
Mẫu thiết kế nhà ống có thang máy nằm trong lòng thang bộ khá dễ ứng dụng với cả công trình mới và công trình cải tạo. Thay vì phải đục đẽo thêm nền, sàn các tầng, người ta sẽ tận dụng luôn khoảng trống nằm giữa cầu thang bộ để làm hố thang. Đối với các hộ gia đình nhỏ, đây thực sự là phương án tối ưu tiết kiệm không gian, tránh lãng phí hợp lý nhất.
Ngoài ra, với cách làm này, người ta sẽ bớt đi được một khoản phí không nhỏ trong việc lắp đặt hố thang, thiết kế phần tay vịn cho thang bộ. Mô hình 2 cầu thang kết hợp này rất phổ biến trong và ngoài nước.
Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của cách làm này là che đi phần giếng trời lấy ánh sáng tự nhiên ở giữa thang. Điều này dễ khiến cho căn nhà bị tối tăm, bí bách hơn. Các chuyên gia khuyên rằng, bạn nên tận dụng các mẫu thang máy lồng kính đồng thời giản lược các chi tiết thiết kế của thang máy và thang bộ nhằm tạo sự đơn giản, thoải mái cho ngôi nhà.
Bố trí thang máy cạnh thang bộ
Nếu diện tích nhà của bạn lớn hơn một chút, bạn có thể cân nhắc đến mẫu thiết kế nhà ống có thang máy nằm cạnh thang bộ. Cách làm này sẽ khắc phục được nhược điểm của việc bố trí trên. Phần giếng trời sẽ được giữ nguyên, đảm bảo cho ngôi nhà có thể tiếp nhận được nguồn ánh sáng tự nhiên. Từ đó, không gian sẽ luôn có cảm giác thoáng đãng, sáng sủa và tràn đầy sinh khí.
Sắp xếp thang máy nằm cạnh thang bộ sẽ khiến cho không gian trở nên hài hòa, cân đối đồng thời thang bộ cũng sẽ có nhiều không gian để thiết kế đa dạng hơn.
Tuy nhiên, cách bố trí nào cũng có ưu nhược điểm riêng. Sử dụng kiểu thiết kế này sẽ tốn diện tích hơn, tốn thêm chi phí lắp đặt và chỉ áp dụng cho công trình xây mới, có thể dự toán hố thang ngay từ ban đầu.
Bố trí thang máy đối diện thang bộ
Cách bố trí thang máy đối diện thang bộ được ứng dụng nhiều nhất trong các công trình lớn như biệt thự, lâu đài… cần đến diện tích khá rộng. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp thiết kế nhà ống có thang máy, người ta vẫn sử dụng cách này. Khi vị trí cầu thang bộ đã nằm sát phía trong góc nhà, khó để lắp đặt thêm thì thang máy sẽ được thiết kế ở vị trí đối diện.
Tất nhiên, cũng giống như phương án trên, bố trí đối diện như thế này sẽ đảm bảo giữ trọn vẹn giếng trời cho ngôi nhà luôn sáng sủa nhưng bù lại, sẽ mất nhiều chi phí hơn.
Lưu ý khi thiết kế nhà ống có thang máy
Thiết kế nhà ống có thang máy khá phức tạp, đòi hỏi bạn phải có chuyên môn dày dặn mới có thể đưa ra được phương án hợp lý nhất. Để thang máy có thể vận hành trơn tru, hài hòa với không gian sống, bạn cần lưu ý một số điều dưới đây.
Vị trí thang phù hợp
Vị trí để thang vô cùng quan trọng. Bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng ngay từ ban đầu xem nên bố trí như thế nào. Đảm bảo rằng vị trí này phải thuận tiện cho việc di chuyển của các thành viên trong gia đình cũng như dễ dàng cho vấn đề lắp đặt, bảo hành, bảo dưỡng về sau. Ngoài ra, hãy chú ý đến yếu tố phong thủy cũng như thiết kế bố cục nội thất hài hòa.
Tải trọng phù hợp
Tần suất sử dụng thang máy của bạn như thế nào, có bao nhiêu thành viên sẽ sử dụng và số điểm dừng dự kiến bao nhiêu. Trả lời được những câu hỏi trên sẽ giúp bạn tìm kiếm được tải trọng phù hợp nhất với gia đình. Lựa chọn đúng tải trọng sẽ giúp bạn sử dụng hiệu quả thang máy, tránh lãng phí các chi phí như lắp đặt, bảo dưỡng và tiền điện mỗi tháng.
Đảm bảo không gian khoa học
Quy định bắt buộc trong xây dựng là bạn phải lắp đặt thang bộ dù đã thiết kế thang máy. Trong trường hợp thang máy gặp trục trặc thì thang bộ chính là giải pháp di chuyển còn lại để xử lý vấn đề trên.
Lựa chọn đơn vị uy tín
Khi thiết kế nhà ống có thang máy, hãy tìm đến các đơn vị thật uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề. Bởi lẽ, khi tiếp xúc qua nhiều công trình, họ sẽ nhạy bén hơn và đưa r cái nhìn chính xác nhất cho công trình của bạn. Ngoài ra, các đơn vị chuyên nghiệp sẽ sở hữu đội ngũ nhân sự lành nghề, tư vấn lắp đặt chuẩn kỹ thuật cũng như chính sách bảo hành dài hạn bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng.
Trên đây là những tư vấn khi thiết kế nhà ống có thang máy khoa học và hiệu quả nhất. Nếu bạn đang có bất kỳ vấn đề gì cần giải đáp, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline.
CÔNG TY CP SẢN XUẤT THANG MÁY GHT VIỆT NAM
Hotline: 0984.696.683
Website: thangmayght.com
Địa chỉ: Block 1- CN8, Cụm Công Nghiệp Ngọc Hồi – Xã Ngọc Hồi – Thanh Trì – Hà Nội
Địa chỉ nhà máy: Block1- CN8, Cụm Công Nghiệp Ngọc Hồi – Xã Ngọc Hồi – Thanh Trì – Hà Nội