Giải pháp thiết kế thang bộ ôm thang máy tiết kiệm diện tích
Trong lĩnh vực lắp đặt thang máy gia đình, có 2 giải pháp thiết kế phổ biến đó là thiết kế thang bộ ôm thang máy và thiết kế thang bộ và thang máy cạnh nhau. Tùy vào cấu trúc cũng như diện tích của căn nhà mà lựa chọn phương án phù hợp nhất. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ chia sẻ tới bạn một số thông tin liên quan tới phương pháp thiết kế thang máy giữa thang bộ
Khi nào thì nên thiết kế thang bộ ôm thang máy?
Thiết kế thang bộ ôm thang máy có thể được áp dụng với cả hai trường hợp nhà cải tạo và nhà mới xây. Nhà cải tạo chính là những ngôi nhà đã được xây dựng trước đó mà không lắp đặt thang máy và bây giờ gia đình có mong muốn lắp đặt thêm để sử dụng. Đối với trường hợp này thì phương pháp lắp đặt thang máy vào vị trí giếng trời của thang bộ được đề xuất đầu tiên. Tùy vào kích thước thực tế của công trình mà có phương án cải tạo tốt nhất. Không gian giếng trời của cầu thang bộ càng rộng càng tốt, còn nếu bé quá thì có thể chọn phương pháp cắt bớt diện tích cầu thang bộ, hay có thể lựa chọn thang máy có kích thước nhỏ, mở cửa bằng tay hoặc có thể thi công hố thang tiết kiệm diện tích nhất.
Đối với nhà mới xây nhưng diện tích hạn chế thì thiết kế thang bộ ôm thang máy sẽ tiết kiệm được khá nhiều diện tích. Tuy nhiên việc thiết kế thang máy giữa thang bộ vẫn còn những hạn chế như bị mất đi khoảng không gian giếng trời nơi lấy ánh sáng và lưu thông không khí giữa lòng thang bộ. Xét về mặt thẩm mỹ thì sẽ gây ra tình trạng bí bách, giải pháp tốt nhất đó là bạn nên lựa chọn các dòng thang máy kính gia đình.
Ưu & nhược điểm của thiết kế thang bộ ôm thang máy
Như đã nói ở trên, thiết kế thang bộ ôm thang máy được rất nhiều công trình nhà ở diện tích eo hẹp áp dụng. Thiết kế này vừa tiết kiệm được tối đa diện tích không gian sống, lại vừa đảm bảo được tính thẩm mỹ cho căn nhà
Xét về ưu điểm của giải pháp thiết kế thang máy giữa thang bộ này thì điểm nổi trội nhất phải kể tới đó là tiết kiệm tối đa diện tích, tận dụng được khoảng trống của căn nhà, cụ thể đó là vị trí giếng trời giữa lòng thang bộ. Bên cạnh đó còn thuận tiện hơn cho việc di chuyển qua dùng thang bộ, bố trí thêm được nhiều bậc thang, giảm chiều cao, độ dốc mỗi bậc, giúp người sử dụng không bị mỏi khi lên xuống tầng. Thêm một lợi ích nữa đó là không tốn chi phí để làm tay vịn cho thang bộ bởi vì thiết kế bám sát vào hố thang vì thế mà vẫn đảm bảo được sự an toàn mà tiết kiệm được một khoản chi phí của gia chủ.
Tuy nhiên thiết kế thang bộ ôm thang máy vẫn còn những hạn chế. Nhược điểm lớn nhất đó chính là làm mất đi nguồn cung cấp ánh sáng tự nhiên cho căn nhà nếu gia chủ không biết lựa chọn kích thước thang máy phù hợp. Và giải pháp khắc phục nhanh chóng nhất đó chính là lựa chọn những sản phẩm thang máy cỡ nhỏ, đáp ứng vừa đủ quá trình di chuyển của số lượng thành viên trong nhà, và thay vì xây các hố thang bằng gạch, chúng ta có thể thay bằng vách kính cường lực trong suốt để tạo độ thông thoáng hơn.
Xem thêm:
- Những ưu và nhược điểm của các dòng thang máy tiết kiệm diện tích
Tổng hợp các mẫu thiết kế thang bộ ôm thang máy đẹp
Nếu bạn đang có ý định lắp đặt thang máy cho căn nhà của mình thì hãy tham khảo những mẫu thiết kế thang bộ ôm thang máy dưới đây của chúng tôi nhé:
Mẫu thang bộ ôm thang máy của nhà ống 6 tầng
Mẫu nhà ống 6 tầng thường dễ bắt gặp tại các khu thành thị đất chật người đông. Các gia chủ phải xây dựng lên cao để đủ không gian cho cả gia đình sinh hoạt. Diện tích đất hạn hẹp, vì thế mà gia chủ đã lựa chọn giải pháp thiết kế thang bộ ôm thang máy, tận dụng khoảng không gian trống của gia chủ. Sử dụng các dòng thang máy kích thước nhỏ như thang máy gia đình 450kg phù hợp cho 2-3 người mỗi lần sử dụng và vách kính cường lực trong suốt không làm cản ánh sáng tự nhiên cung cấp cho căn nhà.
Mẫu thang bộ ôm thang máy dành cho nhà ống 7 tầng
Một thiết kế nhà ống hiện đại và phổ biến hiện nay. Thiết kế thang máy giữa thang bộ vừa thông minh mà lại vừa tối ưu diện tích, các bạn nên tham khảo.
Mẫu thiết kế thang bộ ôm thang máy dành cho nhà mặt tiền 4m, 5 tầng
Mẫu thiết kế thang bộ ôm thang máy này, cầu thang bộ đặt chính giữa nhà và thiết kế thang máy ở giữa giếng trời thang bộ. Tạo sự cân xứng, hài hòa đối với không gian xung quanh. Với mẫu thang máy kính trong suốt không cản ánh sáng chiếu vào nhà.
Xem thêm:
- Những điều cần biết khi thiết kế nhà có thang máy
Mẫu thang máy được bố trí giữa lòng thang bộ
Phương án thang máy giữa thang bộ này sử dụng cột bao quanh thang máy 110mm giúp tiết kiệm tối đa diện tích. Cùng theo dõi chi tiết trong bản vẽ sau đây
Xem thêm:
- Các kiểu nhà vừa thang máy và thang bộ hợp lý nhất
Mẫu nhà phố vừa có thang máy vừa có thang bộ
Mẫu nhà phổ biến ở những khu vực thành thị đông đúc dân cư, Chủ nhà áp dụng thiết kế thang bộ ôm thang máy giúp cho chiều dài thang bộ được tăng cao, số lượng bậc thang nhiều hơn và chiều cao mỗi bậc thấp hơn. Từ đó giúp cho quá trình di chuyển lên xuống của các thành viên dễ dàng hơn và đặc biệt là tận dụng tối đa không gian sống của gia đình.
Trên bài là tất cả những thông tin liên quan tới giải pháp thiết kế thang bộ ôm thang máy mà chúng tôi muốn chia sẻ tới bạn. Để được tư vấn và hỗ trợ giải đáp thắc mắc liên quan tới thang máy thì các bạn hãy liên hệ về cho Thang máy GHT qua:
CÔNG TY CP SẢN XUẤT THANG MÁY GHT VIỆT NAM
Hotline: 0984.696.683
Địa chỉ: Block 1- CN8, Cụm Công Nghiệp Ngọc Hồi – Xã Ngọc Hồi – Thanh Trì – Hà Nội
Địa chỉ nhà máy: Block1- CN8, Cụm Công Nghiệp Ngọc Hồi – Xã Ngọc Hồi – Thanh Trì – Hà Nội