Mẫu thiết kế thang máy gia đình và những lưu ý khi xây dựng

Bản vẽ thiết kế thang máy là phần rất quan trọng để sản phẩm được xây dựng và lắp đặt đạt chuẩn. Bản thiết kế sẽ được tiến hành sau khi khách hàng đã chọn được loại thoang máy và đơn vị cung cấp. Bởi mỗi loại thang sẽ có kết cấu hố thang khác nhau. 

Dưới đây, Thang máy GHT cung cấp cho bạn đọc bản thiết kế hố thang máy gia đình để bạn đọc có thể tham khảo. 

Thiết kế thang máy gia đình cột bê tông tường gạch 

Đây là 1 trong những phương pháp thiết kế và thi công giếng thang phổ biến hiện nay. Thang máy gia đình cũng là dòng thang máy thông dụng nhất cho công trình nhà dân hoặc trung tâm thương mại có diện tích xây dựng nhỏ.  

Bản vẽ thiết kế thang máy gia đình

Bản vẽ thiết kế thang máy gia đình

Bản vẽ thiết kế thang máy sẽ bao gồm các mục sau: 

Thiết kế mặt cắt ngang hố thang máy

Thông số kích thước chiều dài, chiều rộng thang máy gia đình loại 350kg cho tối đa 5 người là: 

  • Kích thước thông thủy hố thang: 1500mm x 1500mm.
  • Hố thang phủ bì rộng (chưa tính lớp vữa trát bên ngoài): 1900mm x 1900mm.
  • Cabin: Diện tích là 1,1m2 (1100mm x 1000m). Có thể tải được 5 người mỗi lần. 
  • Cửa thang: rộng 700mm

Đây là kích thước tiêu chuẩn cho loại thang máy có cabin sản xuất trong nước. Nếu khách hàng yêu cầu, vẫn có thể điều chỉnh linh hoạt để lắp đặt sao cho phù hợp. 

Thiết kế mặt cắt dọc hố thang máy

Lưu ý khi thiết kế dọc hố thang: 

  • Hố pit cần đủ chiều sâu, tiêu chuẩn là 1000mm. Hiện nay, mỗi công ty thang máy sẽ có dòng thang máy gia đình hố pit không giống nhau. 
  • Hố pit cần đảm bảo chống thấm
  • Làm đà linteau cửa thang – khu vực để bắt treo cửa thang. Dầm cách mặt sàn khoảng 2300mm. 
  • Chiều cao tính từ sàn cuối cùng đến sàn phòng kỹ thuật (OH) phải đảm bảo tối thiểu là 3500mm.
  • Làm móc treo pa lăng trên nóc phòng máy để phục vụ quá trình lắp đặt và hoạt động sửa chữa sau này. 
Bản vẽ thiết kế thang máy tải khách có phòng máy

Bản vẽ thiết kế thang máy tải khách có phòng máy

Xem thêm:

Thiết kế mặt cắt sàn phòng thang máy

Lưu ý khi thiết kế sàn phòng thang máy: 

  • Trước khi đổ sàn phòng máy cần làm dầm bê tông khóa 4 mặt hố thang. Dầm này có nhiệm vụ chịu lực cho toàn bộ hệ thống thang máy nên nhất định không được sai sót. 
  • Làm các lỗi chừa trên sàn phòng máy. Trong đó, chú ý các lỗ để xỏ cáp đối trọng quan (200mm x 200mm), lỗ 700mm x 700mm để kéo các thiết bị như máy kéo, tủ điều khiển, xỏ cáp xuống cabin. 
  • Làm cửa để ra vào phòng máy. 
  • Sàn phòng mày không cần quá dày, chỉ cần bằng độ dày của sàn ngôi nhà, khoảng 120mm. 
  • Làm hệ thống thông gió, thoát nhiệt cho phòng máy song vẫn phải đảm bảo nước mưa xâm nhập. 

Mẹo nhỏ: Tường xung quanh khu vực phòng máy nên làm tường dày 100mm để làm rộng không gian trong phòng kỹ thuật và giúp bố trí đặt dầm chịu lực cho máy kéo dễ dàng hơn. 

Thiết kế cửa thang 

Lưu ý khi thiết kế cửa thang: 

  • Để lỗ chừa trống tại vị trí đặt bảng điều khiển thang máy. Kích thước: rộng 100mm; cao 400mm; âm tường 100mm; cách mặt sàn 1100mm. 
  • Phần chừa luôn phải rộng hơn kích thước cửa thang máy khoảng 300mm. Ví dụ, ở bản vẽ thiết kế thang máy gia đình, cửa thang là 700mm, thì khi xây dựng phải để trống lên 1000mm. 
bản vẽ cửa thang máy

Bản vẽ cửa thang máy

Thiết kế thang máy khung thép

Đây là phương pháp thiết kế thang máy thứ 2 để thi công giếng thang, thường áp dụng cho các công trình bị giới hạn diện tích, cần thi công nhanh, phù hợp với thang máy kính gia đình. Với các căn nhà tầng lựa chọn bố trí thang bộ ôm thang máy thì thang kính là giải pháp tối ưu và hố thang nên lựa chọn khung thép. 

Bản vẽ thiết kế thang máy khung thép

Bản vẽ thiết kế thang máy khung thép

Xem thêm:

Tiêu chuẩn thiết kế thang máy gia đình cần những gì?

Thang máy là phương tiện vận chuyển cần đảm bảo tối đa các tiêu chuẩn về an toàn. Chính vì vậy, thiết kế thang máy cần đảm bảo 6 tiêu chuẩn như sau: 

Tiêu chuẩn an toàn thang máy

Đây là tiêu chuẩn đầu tiên được đặt ra ở bất cứ bản thiết kế thang máy nào. Các tiêu chuẩn đều được cơ quan có thẩm quyền kiểm định và quy định rõ ràng trong các văn bản pháp lý. Bao gồm: 

  • Tiêu chuẩn về an toàn khi lắp đặt và sử dụng tại TCVN 5744:1993
  • Tiêu chuẩn về cơ cấu an toàn cơ khí tại TCVN 5866:1995
  • Tiêu chuẩn về an toàn cabin và ray dẫn hướng tại 5867:1995
  • Tiêu chuẩn cấu tạo và lắp đặt thang máy tại TCVN 6395:1998
  • Tiêu chuẩn an toàn về cấu tạo và lắp đặt thang máy tại TCVN 6397:1998

Những tiêu chuẩn an toàn quốc gia Việt Nam này được áp dụng cho từng bộ phận của thang máy. Với những mẫu thang máy nhập khẩu từ nước ngoài, còn cần đạt thêm các tiêu chuẩn khắt khe của Châu Âu. 

Tiêu chuẩn quốc gia về an toàn thang máy

Tiêu chuẩn quốc gia về an toàn thang máy

Tiêu chuẩn về tải trọng, kích thước thang máy

Kích thước thang máy cần thiết kế phù hợp với diện tích công trình để đảm bảo thi công lắp đặt. Với các tòa cao từ 10 tầng trở lên, thang máy tải khách được yêu cầu tải trọng tối đa là 900kg và thang tải hàng là 1500kg.

Tiêu chuẩn lắp đặt số lượng thang máy

Bộ Xây Dựng quy định rất rõ ràng số lượng thang máy cho từng loại công trình. Ví dụ: Đối với chung cư nhỏ từ 6 tầng trở lên, yêu cầu có tối thiểu 1 thang máy; từ 9 tầng trở lên có ít nhất 2 thang máy với tải trọng trên 400kg. Đối với các tòa nhà lớn yêu cầu phải có thang chuyên dụng trong những vấn đề khẩn cấp, có thể vừa cáng cấp cứu tải trọng trên 600kg. 

Số lượng lắp đặt thang máy được quy định trong văn bản pháp lý

Số lượng lắp đặt thang máy được quy định trong văn bản pháp lý

Như vậy, khi thiết kế thang máy cũng cần phải nắm rõ tiêu chuẩn về số lượng để thiết kế cho chính xác.

Tiêu chuẩn về vị trí lắp đặt

Thang máy nên được thiết kế tại các vị trí thuận tiện, ngay gần lối vào của tòa nhà để dễ dàng nhìn thấy. Các thiết bị cũng phải được bố trí phù hợp, bảng điều khiển thang máy cần thiết kế hợp lý cho người dùng (cả trẻ nhỏ và người khuyết tật,…)

Tiêu chuẩn xây phòng máy

Phòng máy được coi là nơi quan trọng chứa các thiết bị như tủ điện, động cơ,… Vì vậy chúng phải tuyệt đối chống thấm và đảm bảo thoáng mát. Khi thiết kế phòng máy phải đảm bảo chiều cao phù hợp với loại thang được lắp đặt.

Khi thiết kế thang máy cần quan tấm tới hệ thống điện và tủ điều khiển thang máy

Khi thiết kế thang máy cần quan tấm tới hệ thống điện và tủ điều khiển thang máy

Tiêu chuẩn về sảnh trước cửa thang

Nơi người sử dụng đứng đợi thang hoặc để hàng hóa do vậy cần được thiết kế rộng và phù hợp với tải trọng của thang. 

Với kinh nghiệm hơn 10 năm trong hoạt động thiết kế và thi công lắp đặt thang máy cho gia đình. Thang máy GHT tự tin phục vụ quý khách bằng cả tâm và tầm, mang lại cho quý khách những bản thiết kế thang máy đảm bảo cho mỗi công trình. Để nhận tư vấn về các vấn đề liên quan đến thang máy, mời bạn đọc liên hệ với chúng tôi theo số hotline:

CÔNG TY CP SẢN XUẤT THANG MÁY GHT VIỆT NAM

Hotline: 0984.696.683

Địa chỉ: Block 1- CN8, Cụm Công Nghiệp Ngọc Hồi – Xã Ngọc Hồi – Thanh Trì – Hà Nội

Địa chỉ nhà máy: Block1- CN8, Cụm Công Nghiệp Ngọc Hồi – Xã Ngọc Hồi – Thanh Trì – Hà Nội

Rate this post
0/5 (0 Reviews)

Mr Nguyễn Cao Giáp tốt nghiệp Kỹ sư cơ khí Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. Ông là doanh nhân, đồng thời cũng là chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong ngành Cơ khí. Đặc biệt, ông rất am hiểu về ứng dụng của thang máy.

Đăng ký nhận báo giá Call: 0984.696.683