Mẫu thiết kế cầu thang bộ và thang máy cho gia đình

Cầu thang bộ là được coi là khung xương sống quan trọng của cả ngôi nhà. Cùng với thang máy, thang bộ tạo ra hệ thống giao thông theo trục đứng thuận tiện cho căn nhà. Trong bài viết này sẽ có các thông tin về biện pháp thi công loại cầu thang này để bạn đọc tham khảo.

Các thông số thiết kế cầu thang bộ cho nhà dân

Để thiết kế được cầu thang bộ phù hợp, sẽ có các thông số kỹ thuật cơ bản giúp bạn đọc dễ dàng hình dung được:

  • Chiều rộng của thân thang: Với kiến trúc nhà ở hiện nay, cầu thang bộ thường rộng từ 0,9m đến khoảng 1,2m.
  • Độ dốc của thang: Chiều rộng và cao của bậc thang sẽ quyết định tới độ dốc của thang. Chúng cũng có liên hệ với khoảng rộng của bước đi, công thức được tính là: 2h + b = 600mm (Trong đó: h là chiều cao bậc thang; b là chiều rộng bậc thang). Hiện nay, độ cao của bậc cầu thang thường từ 150mm – 180mm; chiều rộng tương ứng là 240mm – 300mm. Đây là khoảng thiết kế cho ra độ rộng bước đi phù hợp với tỷ lệ cơ thể của người Việt chúng ta.
  • Số lượng bậc thang: Được tính từ bậc bắt đầu đến bậc kết thúc (hành lang, chiếu tới). Nếu có chiếu nghỉ thì sẽ được tính là một bậc thang.
  • Kích thước của chiếu nghỉ: Chiều rộng của chiếu nghỉ phải lớn hơn chiều rộng của thân thang. 
  • Chiều cao của lan can cầu thang: Phụ thuộc và độ dốc của cầu thang bộ. Thông thường chiều cao của lan can tính từ giữa mặt bậc thang lên đến mặt trên của tay vịn là khoảng 900mm. 
Thiết kế cầu thang bộ đẹp cần có thông số kỹ thuật chính xác và hợp lý

Thiết kế cầu thang bộ đẹp cần có thông số kỹ thuật chính xác và hợp lý

Biện pháp thi công cầu thang bộ

Có 2 biện pháp thi công cầu thang bộ phổ biến là thi công cầu thang toàn khối và thi công cầu thang lắp ghép. Mỗi biện pháp sẽ có những đặc điểm riêng biệt, phù hợp với từng công trình khác nhau.

Biện pháp thi công cầu thang toàn khối

Biện pháp thi công cầu thang bộ toàn khối được phân theo kết cấu bản và bản dầm. Phù hợp với các công trình đơn lẻ với nhiều mẫu mã với kích cỡ khác nhau. 

Thi công cầu thang toàn khối gôm có 2 loại chính là vế thang kiểu bản có dầm cốn chịu lực và vế thang kiểu bản chịu lực. 

Vế thang kiểu bản có dầm cốn chịu lực

  • Dầm cốn là dầm nghiêng dọc theo vế thang, có ưu điểm là vượt được các chiều dài lớn của vế thang. 
  • Chiều dày bản mỏng, khoảng 50:80.
  • Dầm cốn được kê lên dầm ngang ở 2 đầu trên dưới hoặc nối với dầm dọc kê lên tường. 
  • Tùy vào vế thang dầm cốn sẽ có độ cao và độ dày khác nhau. 
  • Bậc thang loại kiểu bản có dầm cốn chịu lực có thể xây bằng gạch hoặc đúc bê tông cốt thép hình răng cưa. 
biện pháp thi công thang bộ

Các biện pháp thi công thang bộ

Vế thang kiểu bản chịu lực

  • Kết cấu chính là bê tông cốt thép nằm nghiêng, chịu tải trọng của vế thang. 
  • Bản chịu lực được kê vào dầm ngang ở 2 đầu trên dưới vế thang. Có thể làm bản nghiêng vế thang liền với bản chiếu nghỉ. 
  • Chỉ nên thiết kế cho các vế thang có chiều dài nhỏ hơn 3m chiều dày bản. 
  • Bê tông sẽ dày hơn loại có dầm cốn, khoảng 100:120. 

 Biện pháp thi công cầu thang bộ lắp ghép

Cầu thang bộ thi công lắp ghép sẽ được đúc sẵn cấu kiện tại nơi sản xuất, sau đó mới đem đến lắp đặt lại công trình. Thường sẽ được đúc hàng loạt được ra ưu điểm là nhanh chóng, tiết kiệm. Song hình thức đơn giản, không phong phú. Áp dụng cho các công trình điển hình như: trường học, bệnh viện, chung cư,…

Biện pháp này cũng được chia nhỏ thành 2 loại cơ bản là cầu thang bộ bán lắp ghép và cầu thang bộ lắp ghép hoàn toàn.  

Thi công cốt thép cầu thang

Thi công cốt thép cầu thang

Cầu thang bán lắp ghép

  • Phần chịu lực chính được đổ bê tông cốt thép hoặc xây tường đỡ.
  • Bộ phận lắp ghép là các bậc thang được làm sẵn với chất liệu khác nhau như gỗ, đá, thép,…
  • Hình thức thi công khá đơn giản

Cầu thang lắp ghép hoàn toàn

  • Gồm lắp ghép cấu kiện nhỏ, cấu kiện trung bình và cấu kiện lớn. 
  • Mỗi loại được đúc và lắp ghép theo kích thước thang khác nhau. 

Xem thêm:

  • Biện pháp thi công thang cuốn và cách đi thang máy cuốn an toàn

Các kiểu thiết kế thang máy và thang bộ hiện nay

Hiện nay, các ngôi nhà lắp đặt cả thang bộ và thang máy rất phổ biến. Song bố trí ra sao để vừa tiết kiệm diện tích, vừa thẩm mỹ lại không phải điều dễ dàng. Cùng Thang máy GHT tìm hiểu ưu nhược điểm của 3 kiểu thiết kế cầu thang bộ kết hợp thang máy ngay dưới đây:

Thiết kế thang bộ ôm thang máy gia đình 

Ưu điểm

  • Tiết kiệm tối đa diện tích: Kiểu lắp đặt thang máy giữa thang bộ đang là sự lựa chọn hàng đầu của nhiều gia đình. Bởi không cần thiết kế thêm diện tích đặt thang máy, từ đó giúp tối ưu không không gian. 
  • Di chuyển dễ dàng: Thiết kế thang bộ ôm thang máy có thể bố trí được nhiều bậc thang hơn, chiều cao mỗi bậc giảm. Từ đó làm giảm độ dốc để việc đi cầu thang dễ dàng hơn. 
  • Không cần tốn thêm chi phí làm tay vịn cho cầu thang: Người sử dụng thang bộ vẫn đảm bảo được sự an toàn mà không cần đến tay vịn. Đây là ưu điểm về chi phí mà bạn đọc có thể tham khảo.
Thiết kế thang máy giữa thang bộ

Thiết kế thang máy giữa thang bộ

Nhược điểm 

  • Căn nhà có thể không nhận được ánh sáng tự nhiên nếu không biết chọn thiết kế thang máy phù hợp. Cá mẫu thang máy vách kính sẽ được gợi ý trong trường hợp này. 

Thiết kế thang bộ và thang máy nằm cạnh nhau

Ưu điểm

  • Thích hợp với nhà tầng có chiều ngang hẹp nhưng chiều sâu khá lớn.
  • Gia chủ được tùy ý thiết kế tay vịn cho thang bộ, tăng thẩm mỹ cho ngôi nhà. 
  • Giếng trời không bị ảnh hưởng, ngôi nhà có thể nhận được nhiều ánh sáng tự nhiên.
Bố trí thang bộ nằm cạnh thang máy

Bố trí thang bộ nằm cạnh thang máy

Nhược điểm

  • Không phù hợp cho các công trình cải tạo bởi cần thiết kế lại kiến trúc để lắp đặt thêm thang máy. 
  • Thang bộ có độ dốc lớn hơn, gây khó khăn khi di chuyển. 

Thiết kế thang bộ và thang máy đối diện nhau

Ưu điểm

  • Thường ứng dụng cho các công trình có bề ngang rộng trên 5m. 
  • Không gian trở nên thông thoáng hơn, thường sẽ thiết kế thêm nhà vệ sinh bên cạnh thang máy để tạo ra khối gian thông chung hoàn hảo. 
  • Khắc phục được các lỗi phong thủy trong xây dựng. 
Bản vẽ thang máy đối diện thang bộ

Bản vẽ thang máy đối diện thang bộ

Nhược điểm 

  • Chỉ phù hợp với những ngôi nhà có bề ngang đủ rộng. 

Lưu ý khi kết hợp thang máy và thang bộ

Khi có nhu cầu lắp đặt kết hợp giữa thang máy và thang bộ, bạn đọc cũng cần lưu ý các vấn đề sau: 

  • Mục đích cuối cùng vẫn là đảm bảo di chuyển thuận lợi cho ngôi nhà. Nên hãy đảm bảo các yếu tố thuận tiện trong nhà. 
  • Đảm bảo về mặt thẩm mỹ hài hòa để tạo ra tổng thể kiến trúc đẹp cho ngôi nhà. 
  • Liên quan đến vấn đề phong thủy, gia chủ nên xem hướng và vị trí để tạo ra vận khí, may mắn cho gia đình. 
  • Nên chọn kiểu bố trí phù hợp nhất với đặc điểm của ngôi nhà, để không gian sống vẫn rộng rãi. 

Xem thêm:

Mẫu cầu thang bộ cho nhà tầng

Mẫu cầu thang bộ đẹp cho nhà phố

Mẫu cầu thang bộ đẹp cho nhà phố

Mẫu cầu thang đẹp làm bằng gỗ

Mẫu cầu thang đẹp làm bằng gỗ

Cầu thang bố trí chính giữa ngôi nhà

Cầu thang bố trí chính giữa ngôi nhà

Mẫu cầu thang bộ kết hợp với vách ngăn phòng khách

Mẫu cầu thang bộ kết hợp với vách ngăn phòng khách

Cầu thang bộ là hạng mục không thể thiếu trong các căn nhà nhiều tầng. Nếu cách bố trí và thiết kế hợp lý, loại cầu thang còn mang lại giá trị thẩm mỹ cao ngôi nhà. Với hạng mục thiết kế kết hợp giữa thang bộ và thang máy, nếu bạn đọc còn băn khoăn chưa có phương án hợp lý. Vui lòng liên hệ trực tiếp đến hotline của Thang máy GHT để được tư vấn nhanh nhất.  

CÔNG TY CP SẢN XUẤT THANG MÁY GHT VIỆT NAM

Hotline: 0984.696.683

Địa chỉ: Block 1- CN8, Cụm Công Nghiệp Ngọc Hồi – Xã Ngọc Hồi – Thanh Trì – Hà Nội

Địa chỉ nhà máy: Block1- CN8, Cụm Công Nghiệp Ngọc Hồi – Xã Ngọc Hồi – Thanh Trì – Hà Nội

Rate this post
0/5 (0 Reviews)

Mr Nguyễn Cao Giáp tốt nghiệp Kỹ sư cơ khí Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. Ông là doanh nhân, đồng thời cũng là chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong ngành Cơ khí. Đặc biệt, ông rất am hiểu về ứng dụng của thang máy.

Đăng ký nhận báo giá Call: 0984.696.683