Thi công khung thép thang máy – Kích thước và báo giá 2024
Khung thang máy hay còn gọi là hố thang là phần rất quan trọng để định hình và cố định thang máy. Trong đó, dùng thép để thi công hố thang rất được các gia đình ưa chuộng bởi ưu điểm vượt trội. Vậy khung thép thang máy có điểm nào đặc biệt? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết này:
Các loại khung thép thang máy
Có 2 cách để thi công khung thép thang máy là: Dựng cột bê tông tường gạch và dựng hệ khung thép. Mỗi loại vật liệu đều có những ưu nhược điểm riêng, phù hợp với đặc điểm công trình khác nhau. Tham khảo chi tiết sau:
Dựng hố thang máy bằng thép hình
Các mẫu thép hình U, V, I,… rất phổ biến trong công nghiệp xây dựng. Ưu điểm là dễ thi công và giá thành rẻ, tuy nhiên bề mặt không được đẹp. Chính vì vậy, khung thép hình thang máy cũng được sử dụng rất nhiều.

Dựng khung thép thang máy bằng khung thép hình
Dựa vào tải trọng và vị trí thang máy sẽ chọn các loại thép hình phù hợp. Trong đó, giải pháp thông dụng là dựng cột 4 góc bằng thép V hoặc I, dầm ngang bằng thép U.
Dựng hố thang máy bằng khung thép tôn chấn
Khung thép tôn chấn hay khung thép định hình được gia công từ nhiều tấm thép, sau đó dùng chấn để tạo hình gia cố cường lực. Loại khung thép thang máy này có độ bền cao, chất lượng rất tốt. Bề mặt chuẩn đẹp, được bắt các lỗ vít giúp cho việc lắp đặt trở nên dễ dàng hơn.

Khung thép thang máy định hình tôn chấn
Dựng hố thang bằng bê tông tường gạch
Thiết kế hố thang bằng bê tông tường gạch được đánh giá cao bởi sức chịu lực bền vững, mang lại sự chắc chắn cho công trình. Hố bê tông thường sử dụng ở hầu hết các công trình mới xây, chúng có thể sử dụng trong thời gian dài. Chi phí đầu tư cũng đỡ tốn kém hơn so với hố khung thép thang máy.
Tuy nhiên, nhược điểm của loại hố này là thời gian thi công kéo dài, tốn diện tích và tính thẩm mỹ không quá cao.
Dựng hố thang bằng gạch bê tông
Cấu tạo và bản vẽ khung thép thang máy
Khung thép thang máy là bộ phận rất quan trọng, giúp thang máy vận chuyển theo chiều thẳng đứng. Chúng có kết cấu tương đối phức tạp và phải vững chắc để đảm bảo an toàn khi sử dụng.
Cấu tạo của khung của hố thang máy gồm bộ khung được tạo nên từ 4 trụ kim loại vuông góc từ hố pit đến sàn cabin. Tùy theo trọng lượng thang và quy mô công trình, kỹ sư sẽ lựa chọn các loại thép khác nhau để lắp đặt. Thông thường là thép I120,I150, I200 hoặc thép V100, V130,…
Bản vẽ dựng hố thang khung thép
Sau khi căn được khoảng cách tiêu chuẩn, 4 trụ sẽ được hàn một thanh ngang kết nối xung quanh, độ dài dao động từ 1500-1800mm. Ngoài ra, mặt trước của thang máy từ sàn với độ cao 2350mm cũng sẽ tiếp tục được hàn một thanh ngang.
Vai trò của thanh ngang là giúp gia cố sự chắc chắn của khung và cố định đầu cửa thang. Tương tự, mặt trên của khung bao thang máy cũng sẽ được gia cố như vậy. Trước khi dựng khung thép thang máy sẽ được sơn 2 lớp sơn chống gỉ. Nếu khách hàng yêu cầu có thể sơn phủ màu để tăng tính thẩm mỹ.
Ưu, nhược điểm của khung thép thang máy.
Ưu điểm
- Chất lượng tốt, thẩm mỹ: Khung thép được gia công từ nhiều tấm thép và gia cố cường lực đem lại độ bền chất lượng. Bề mặt khung thép đẹp là ưu điểm để thiết kế các loại thang máy kính gia đình có thể nhìn thấy bên trong.
- Tiết kiệm diện tích: Lợi thế hơn hẳn so với xây tường gạch bê tông là dựng khung thép thang máy không cần diện tích quá lớn. Ví dụ: Xây tường gạch mỏng nhất đã là 110mm, cộng thêm với lớp trát hoàn thiện cỡ 20mm. Vậy phần tường hố thang máy chiếm khoảng 130mm. Trong khi nếu dựng khung thép chỉ mất 50mm để hoàn thiện mỗi vách. Đây chính là lý do mà các công trình có diện tích khiêm tốn sẽ chọn dùng khung thép thay vì xây gạch bê tông.
- Thời gian thi công nhanh chóng: Để dựng hố thang máy gia đình cho 5 tầng sẽ mất khoảng 3 – 4 ngày. Nhanh hơn nhiều nếu dựng cột bê tông. Thi công khung thép thang máy cũng sạch sẽ và gọn gàng hơn rất nhiều.
- Giảm tải trọng cho khung hố thang: Đây sẽ là giải pháp rất quan trọng cho những ngôi nhà cải tạo.
Khung thép thang máy cho công trình nhỏ
Nhược điểm
- Chi phí khá cao: Giá trung bình một tầng làm hố thang khung thép dao động khoảng 14 triệu chưa tính chi phí bao quanh. Còn dựng cột bê tông tường gạch sẽ cho mức giá rẻ hơn, chỉ khoảng 10 triệu.
- Trình độ thợ chuyên môn cao: Thi công hố thang khung thép đòi hỏi trình độ tay nghề cao, có kinh nghiệm để đem lại phần khung chất lượng cho công trình.
Công trình nào nên dựng hố thang bằng khung thép?
Lựa chọn dựng hố thang máy bằng loại vật liệu nào còn phụ thuộc vào mức kinh phí, tư vấn của đội ngũ thi công và quyết định của chủ đầu tư. Bởi mỗi loại sẽ có những ưu nhược điểm khác nhau. Song, với phương án tối ưu nhất và phù hợp nhất để sử dụng khung thép thang máy thì bạn đọc nên chú ý các công trình sau:
- Nhà cải tạo: Đối với nhà cải tạo lại có diện tích nhỏ nhưng mong muốn lắp đặt thêm thang máy. Dựng hố thang khung thép là tối ưu nhất. Giúp tiết kiệm được không gian, không cần thay đổi quá nhiều kết cấu để lắp đặt thang máy.
- Các công trình có diện tích lắp đặt thang máy nhỏ: Như đã nói, dựng hố thang khung thép chiếm không nhiều diện tích nên rất phù hợp cho các công trình có không gian nhỏ.
- Chọn lắp đặt thang máy vách kính: Thang máy mini không yêu cầu nhiều diện tích hố thang. Thay vào đó là phần khung cần đảm bảo độ bền chắc chắn để giữ được các vách kính xung quanh. Thi công khung thép cũng đem lại thẩm mỹ cao cho cho thang máy vách kính.
- Các công trình lắp đặt thang máy cần thi công gấp: Nếu cần thi công thang máy trong thời gian gấp gáp thì lựa chọn dựng khung thép là rất phù hợp.
Công trình nào nên dựng hố thang bằng khung thép
Các loại vật liệu hoàn thiện khung thép thang máy
Khung thép thang máy sau khi dựng sẽ phải ốp hoàn thiện xung quanh để đảm bảo vấn đề an toàn và thẩm mỹ. Các vật liệu hay sử dụng để hoàn thiện gồm:
- Vật liệu kính: Loại vật liệu này có thể tạo sự thông thoáng cho chiếc thang máy của gia đình bạn.
- Vật liệu thạch cao: Khá phổ biến để làm vách ngăn cho công trình. Bởi ưu điểm dễ lắp đặt hoặc tháo dỡ.
- Vách Aluminium: Nổi bật là nhẹ, cơ động khi lắp đặt. Tuy nhiên có thể phát ra tiếng ù khi thang máy chuyển động.
Thang máy khung thép đem lại thẩm mỹ cao cho ngôi nhà
Thi công bọc khung thép thang máy
Quy trình lắp dựng khung thép diễn ra như thế nào?
Quy trình lắp đặt khung thép thang máy bao gồm các giai đoạn sau:
- Các thanh thép được đo đạc và sản xuất theo đúng kích thước của hố thang, khung thang. Sau đó được phun sơn tĩnh điện và vận chuyển đến công trình.
- Sử dụng công nghệ hiện đại, các khung thép liên kết với nhau bằng bulong, ốc vít và các mối hàn. Tạo thành khung thép vững chãi và an toàn.
- Làm hố pit bằng bê tông hoặc gạch sau đó dựng khung thép thang máy.
- Tiến hành lắp đặt các bộ phận cơ khí cho thang máy.
- Ốp hoàn thiện các phần xung quanh hố thang bằng các vật liệu như ốp kính, thạch cao, tấm nhựa giả đá…
- Lắp đặt hệ thống điện và vận hành thang.
Thép đặc với tiêu chuẩn quốc tế sẽ được sản xuất tại những nhà máy thép nổi tiếng như Hòa Phát, Tổng công ty thép Việt Nam,…
Hình ảnh thi công khung thép thực tế
Hình ảnh thi công thang máy khung thép
Thi công bọc khung thép thang máy
Báo giá khung thép thang máy mới nhất
Chi phí trung bình khi lắp đặt khung thép sẽ dao động khoảng từ 14 -17 triệu cho một tầng. Để nhận báo giá lắp dựng khung thép thang máy cụ thể và chính xác. Bạn cần cung cấp những thông tin sau:
- Kích thước ô chờ hố thang máy (trước khi dựng hố thang)
- Tổng chiều cao hố thang máy, bao gồm: hố pit, chiều cao các tầng, chiều cao nhô lên cao hơn ở tầng trên cùng.
- Số điểm dừng của thang máy.
- Xác định độ dày của thép ( 3mm, 4mm, 5mm hay 6mm). Theo đó, thang máy gia đình thường chọn độ dày 4mm là hợp lý nhất về mức độ chịu tải.
- Chọn màu sơn tĩnh điện (sơn tĩnh điện vân gỗ, sơn phủ màu đặc biệt…)
Khung thép thang máy là phương án tối ưu đang rất được ưa chuộng hiện nay. Giúp công trình vừa hiện đại vừa tinh tế. Bạn đọc còn thắc mắc về loại khung này, vui lòng liên hệ trực tiếp đến Thang máy GHT để được hỗ trợ nhanh nhất. Cảm ơn bạn đã đón đọc !
CÔNG TY CP SẢN XUẤT THANG MÁY GHT VIỆT NAM
Hotline: 0984.696.683
Địa chỉ: Block 1- CN8, Cụm Công Nghiệp Ngọc Hồi – Xã Ngọc Hồi – Thanh Trì – Hà Nội
Địa chỉ nhà máy: Block1- CN8, Cụm Công Nghiệp Ngọc Hồi – Xã Ngọc Hồi – Thanh Trì – Hà Nội