3 Tiêu chuẩn kỹ thuật bắt buộc khi xây móng thang máy
Sử dụng, lắp đặt thang máy hiện nay đang dần trở nên phổ biến tại các tòa chung cư, trung tâm thương mại hay trong các ngôi nhà cao tầng. Với mỗi công trình, tiêu chuẩn về hố pít và móng thang máy cũng có sự khác nhau. Chính vì thế trong bài viết dưới đây, Thang máy GHT sẽ chia sẻ tới bạn đọc những lưu ý khi xây dựng móng cho các dòng thang máy nhà dân cũng như những yêu cầu khi thiết kế hố pít. Cùng tìm hiểu nhé.
Móng thang máy là gì?
Móng thang máy là phần giếng thang máy phía dưới mặt sàn tầng dừng thấp nhất của thang máy, được thiết kế nằm ở vị trí âm so với mặt đất. Đây là khu vực thường xuyên chịu tác động của các mạch nước ngầm hay các chất thải sinh hoạt của các công trình xây dựng khác. Do đó, quá trình xây dựng, thiết kế móng thang máy đòi hỏi phải áp dụng các biện pháp kỹ thuật cao để luôn giữ cho hố thang máy không bị nước tràn vào, phần móng luôn đảm bảo khô ráo, an toàn cho các thiết bị đặt bên dưới.
Công dụng của móng thang máy
Phần móng thang máy là nơi để đặt các hộp kỹ thuật và cũng là điểm giảm động khi thang máy di chuyển từ điểm đầu đến điểm dưới cùng.
Phần không gian bên trong của phần móng được sử dụng khi thang máy có vấn đề cần tới người sửa chữa. Lúc này phần móng sẽ giúp đảm bảo độ an toàn khi thang máy vận hành.
Những lưu ý cần đảm bảo khi làm móng thang máy
Khi tiến hành làm móng thang máy lắp đặt cho hộ gia đình, bạn cần lưu ý một vài yếu tố sau để giúp quá trình thi công được đảm bảo an toàn, thang máy vận hành ổn định. Cụ thể như sau:
Đảm bảo tiêu chuẩn kết cấu
Độ bền của móng thang máy đạt chuẩn
Theo tiêu chuẩn TCVN 6395: 2008 về yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt yêu cầu quy định rất chặt chẽ về kỹ thuật để đảm bảo chất lượng hạng mục.
Sàn của móng thang máy phải có khả năng chịu được tác động của ray dẫn hướng. Loại trừ đường ray dẫn hướng kiểu treo khối lượng tích bằng kilogam của các ray dẫn phản lực, tính bằng niuton tại thời điểm hoạt động của bộ hãm an toàn.
Sàn hố thang máy cũng phải đảm bảo có khả năng chịu lực tác dụng của thiết bị giảm chấn hay cabin.
Một số trường hợp đặc biệt hơn sẽ cần bố trí hố Pit phía trên khoảng không gian có thể có người qua lại thì cần đảm bảo các điều kiện an toàn như:
- Hố Pit phải chịu được tải trọng lớn hơn 5000N/m2.
- Phải có một cột chống ở phía dưới vị trí bộ phận giảm chấn của đối trọng. Hoặc phải trang bị bộ hãm an toàn cho đối trọng.
- Hố Pit cần có đường lên xuống an toàn, được bố trí ở lối vào cửa thang và không làm cản trở chuyển động hành trình của cabin và đối trọng.
- Độ sâu của hố thang máy cần phải thích hợp, sao cho khi cabin đặt vào vị trí thấp nhất vẫn có thể đáp ứng tốt các yêu cầu bắt buộc nhằm đảm bảo yếu tố an toàn nhất.
Xây dựng phương án chống thấm hiệu quả
Chống thấm hố thang máy là hạng mục vô cùng quan trọng. Khác với những công trình chống thấm thông thường, chống thấm móng thang máy yêu cầu người dùng phải tính toán đến lực tác động do hoạt động của thiết bị thang máy gây ra như sự rung lắc của động cơ.
Vì thế, nếu phần hố Pit thang máy không được xử lý chống thấm kỹ càng sẽ khiến mạch nước ngầm tràn vào hệ thống gây hư hỏng máy móc, động cơ và các hệ thống điện. Ảnh hưởng tới tuổi thọ cũng như kết cấu công trình, gây mất an toàn trong quá trình sử dụng cũng như gây khó khăn cho công tác bảo trì, bảo dưỡng.
Việc chống thấm phần thang máy cần thực thực hiện đúng phương pháp, đúng kỹ thuật có vậy mới bảo vệ tốt hơn cho khả năng chống thấm cũng như các tác động tiêu cực từ mạch nước ngầm tới khu vực này. Việc thực hiện chống thấm cho móng thang máy cần tiến hành dựa trên những tính toán, cân đối ở lực tác động của thiết bị thang khi mang ra sử dụng. Những rung lắc, tác động của thang máy khi vận hành có thể ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng của hố thang khi mang ra sử dụng.
Nhằm đảm bảo quá trình chống thấm thang máy đúng tiêu chuẩn bạn nên nhờ đơn vị cung cấp thiết bị tư vấn chính xác nhất. Việc xử lý chống thấm hiệu quả sẽ giúp duy trì quá trình hoạt động bền bỉ, an toàn cho thang máy cũng như người dùng.
Hoàn thiện phần móng thang máy là điều bắt buộc bạn cần phải làm nếu muốn quá trình lắp đặt thang máy diễn ra nhanh chóng, dễ dàng. Thi công hố thang máy đạt chuẩn sẽ mang tới không gian lý tưởng cho thang máy hoạt động trơn tru, phục vụ tốt nhu cầu sử dụng của mỗi người dùng.
Những yêu cầu cơ bản khi thiết kế thi công móng thang máy
Thiết kế móng thang máy đóng vai trò quan trọng trong việc chịu tải trọng thang máy. Phần móng có bền, có chắc thì hệ thống lắp đặt phía trên mới có được sự ổn định, an toàn. Do đó, khi thiết kế thi công phần hố thang máy, bạn cần đáp ứng đầy đủ những tiêu chuẩn về kỹ thuật để đảm bảo chất lượng và hiệu quả sử dụng cho công trình.
Mặt sàn hố pit cần có khả năng chịu được tải trọng ít nhất 5000N/m2 mới đạt tiêu chuẩn TCVN 6395:2008.
Phần sàn của hố pit thang máy cần được xây dựng chắc chắn, có khả năng chịu lực tốt của hệ thống ray dẫn hướng, các thiết bị giảm chấn của hệ thống thang máy. Nhờ đó mới có khả năng duy trì hoạt động của thang máy một cách an toàn, vững chắc.
Ngoài ra, với các công trình cần xây dựng móng thang máy nằm trên mặt đất, thì cần phải lắp đặt một cột chống nằm ngay phần bên dưới bộ giảm chấn của đối trọng thang máy. Mặc khác, bạn có thể xây dựng bộ hãm an toàn để đảm bảo tính an toàn, chất lượng cho đối trọng của thang máy.
Trong quá trình xây dựng hố pit thang máy, bạn nên lắp đặt hệ thống bậc thang gần lối vào cửa để thuận tiện cho việc bảo trì, bảo dưỡng khi cần thiết. Đặc biệt, bạn cần tuân theo bản vẽ đã thiết kế nhằm đảm bảo chiều sâu của hố thang sao cho phù hợp với kết cấu bên dưới, có vậy thang máy mới hoạt động bình thường được.
Xây móng thang máy có cần ép cọc bê tông không?
Đối với những loại thang máy có tải trọng nhỏ như cầu thang máy mini sẽ không được thiết kế kết cấu thì khu vực móng thang máy không cần ép cọc vì đã bố trí chịu lực của thang nằm ở phần trên cùng và sẽ được thiết kế chịu lực ra hệ thống dầm của ngôi nhà và không riêng gì vách hố thang.
Vì thế, khu vực đáy hố thang sẽ không chịu bất kỳ áp lực gì nên mới ó loại thang máy hố pit treo.
Móng thang máy bị ngập nước có gây nguy hiểm không?
Trong quá trình xây dựng hố pit thang máy, mặc dù đã được lắp đặt thiết bị chống thấm tốt nhưng vẫn có nhiều trường hợp xảy ra hiện tượng thang máy bị ngập nước. Nguyên nhân có thể bởi vị trí của ngôi nhà ở gần hoặc thuộc khu vực dễ bị ngập nước, chịu ảnh hưởng bởi thiên tai và lũ lụt thường xuyên.
Sự cố này sẽ không ảnh hưởng quá nghiêm trọng tới ngôi nhà hay các thiết bị quan trọng bên trong móng thang máy. Nhưng nó có thể làm dẫn tới việc hỏng hóc công tắc, hộp điện bên trong khiến việc sửa chữa, thay thế tốn kém nhiều chi phí, ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng thang máy của mọi người.
Bên trong móng thang máy có hệ thống nguồn điện ngầm nên khi phát hiện hố pit bị ngập nước, để tránh trường hợp dẫn điện qua nước gây tai nạn bất ngờ thì bạn cần nhanh chóng ngắt nguồn điện cung cấp cho thang máy bằng cách sập cầu dao. Sau đó hút nước khỏi hố pit rồi báo ngay cho bên lắp đặt, bảo trì tới kiểm tra.
Mong rằng với những thông tin mà Thang máy GHT chia sẻ trên đây đã giúp bạn đọc nắm bắt rõ hơn về những tiêu chuẩn khi thiết kế và thi công móng thang máy. Nếu có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc nào về bài viết vui lòng liên hệ tới đội ngũ GHT để được giải đáp.
CÔNG TY CP SẢN XUẤT THANG MÁY GHT VIỆT NAM
Hotline: 0984.696.683
Địa chỉ: Block 1- CN8, Cụm Công Nghiệp Ngọc Hồi – Xã Ngọc Hồi – Thanh Trì – Hà Nội
Địa chỉ nhà máy: Block1- CN8, Cụm Công Nghiệp Ngọc Hồi – Xã Ngọc Hồi – Thanh Trì – Hà Nội