Chiều cao phòng máy thang máy đúng yêu cầu và lưu ý khi xây dựng

Các yêu cầu về thiết kế phòng máy thang máy đang được nhiều người dùng cũng như các đơn vị cung cấp, thi công lắp đặt quan tâm đến. Để một sản phẩm thang máy có thể vận hành và hoạt động ổn định, quá trình này phải tuân thủ theo những tiêu chuẩn được đề ra. Bài viết của Thang máy GHT dưới đây sẽ cung cấp tới bạn những yêu cầu về chiều cao phòng máy phổ biến và cách giải quyết tốt nhất. 

Kích thước và chiều cao của phòng máy thang máy

Phòng máy thang máy là khu vực phòng kỹ thuật, là vị trí lắp đặt tủ điều khiển, máy kéo và bộ giảm tốc. Cùng tùy vào từng chiếc thang máy mà phòng máy sẽ được đặt ở những vị trí thuận tiện nhất. Thông thường thì là ở đỉnh hố thang hoặc bên hông hố thang. Khi thi công lắp đặt bộ phận này, chúng ta cũng nên lưu tâm tới kích thước và chiều cao của nó, bởi ảnh hưởng tới tải trọng cũng như vận tốc của thang. 

Kích thước và chiều cao yêu cầu của phòng máy thang máy 

Kích thước và chiều cao yêu cầu của phòng máy thang máy

Về kích thước phòng máy, bạn luôn phải nhớ rằng các số đo phải lớn hơn hoặc bằng kích thước hố thang. Ví dụ như một chiếc thang máy có kích thước là 1500mmx1500mm, tải trọng 350kg thì kích thước phòng máy thang máy phải tối thiểu là 1500mmx 1500mm. Nếu có thể thì xây phòng máy thang càng rộng càng tốt để thuận tiện cho quá trình bảo dưỡng, sửa chữa hay cứu hộ khi cần thiết.

Còn đối với chiều cao phòng máy sẽ xác định theo trọng tải của thang. Thang máy có tải trọng lớn cần máy kéo có công suất cao từ đó kích thước của thiết bị này cũng cần phải lớn hơn. Các dòng thang máy gia đình tải trọng phổ biến từ 250kg-350kg thì chiều cao tối thiểu của phòng máy phải là 1500mm. Với các dòng thang máy có tải trọng lớn hơn từ 450kg trở lên thì chiều cao tối thiểu là 1600mm.

Yêu cầu về thiết kế mặt sàn của phòng máy thang máy

Yêu cầu thi thiết kế mặt sàn của phòng máy thang máy đó là độ dày sàn phù hợp, vừa phải bởi đây không phải là vị trí thường xuyên chịu lực trong quá trình thang máy vận hành. Tiêu chuẩn kích thước của mặt sàn là vào khoảng 120mm. Đặc biệt nhất bạn cần lưu ý đó là khóa bốn góc dầm bê tông của hố thang máy trước khi đổ bê tông, bởi đây sẽ là bộ phận chịu hoàn toàn lực của thang máy khi lắp đặt và vận hành.

Bên cạnh đó, phòng máy thang máy là vị trí lắp đặt nhiều bộ phận quan trọng vì thế yêu cầu phải có độ thông thoáng, tránh sự ẩm thấp làm hư hỏng các thiết bị điện hay liên kiện bên trong. Giải pháp hiệu quả nhất ở đây đó là bạn có thể lắp đặt các cửa thông gió hay quạt thông gió phòng trường hợp những ngày mưa bão, ẩm ướt. Hoặc cẩn thận hơn thì bạn có thể lắp đặt điều hòa cho phòng máy sẽ mang tới hiệu quả tốt nhất.

Yêu cầu kỹ thuật dành cho thiết kế sàn phòng máy thang máy

Yêu cầu kỹ thuật dành cho thiết kế sàn phòng máy thang máy

Các lỗ kỹ thuật của mặt sàn phòng máy thang máy

Những yêu cầu về lỗ kỹ thuật của mặt sàn phòng máy thang máy như sau:

  • Lỗ kỹ thuật 700mm x 700mm là những lỗ có kích thước lớn nhất. Đây là nơi xỏ móc palang, vị trí để máy kéo, kệ máy và tủ điện lên phòng máy. Ngoài ra lỗ kỹ thuật này còn là nơi để xỏ dây cáp tới đầu cabin, vì thế cần sự an toàn, yêu cầu sau khi hoàn thiện lắp đặt phải được che kín chỉ trừ đủ kích thước không gian cho cáp tải xỏ qua.
  • Lỗ kỹ thuật 200mm x 200mm là nơi để xỏ cáp thang máy.
  • Hai lỗ 100mm x 100mm dùng để xỏ cáp khống chế vượt tốc.
  • Hai lỗ 100mm x 100mm dùng để lắp dây rọi cho cửa thang.
  • Hai lỗ 100mm x 100mm để lắp rail dẫn về cabin thang máy.
Các lỗ kỹ thuật khi thi công sàn phòng máy

Các lỗ kỹ thuật khi thi công sàn phòng máy

Đối với những lỗ kỹ thuật có kích thước 100mm x 100mm của sàn phòng máy thang máy, bạn có thể lắp đặt trước hoặc sau. Nếu như những lỗ này không có sẵn, bạn có thể khoan cắt trước khi lắp đặt hoàn chỉnh. Vì thế mà kích thước sàn phòng máy khoảng 120mm sẽ thuận tiện cho công đoạn này hơn.

Sai lầm phổ biến khi thiết kế sàn phòng máy thang máy bạn cần tránh

Quá trình thi công và lắp đặt phòng máy thang máy, bạn nên tìm tới các đơn vị uy tín, có bản vẽ thiết kế chi tiết với các thông số rõ ràng thì quá trình này sẽ dựa vào đó để hoàn thiện chính xác không có sai sót. Tuy nhiên nếu bạn tự thực hiện thì dưới đây là một số những sai lầm phổ biến khi thiết kế sàn phòng thang máy mà bạn cần phải tránh:

  • Không bố trí dầm sàn chịu lực xung quanh hố trước khi đổ bê tông sàn. Đây là nhầm lẫn tai hại nhất, nếu lỡ quên thì chỉ còn cách đục tường ra để bổ sung thêm dầm.
  • Các lỗ kỹ thuật lớn như 700mmx 700mm thì bắt buộc phải khoan cắt trước mới đưa vào lắp đặt.
  • Chiều cao phòng máy thang máy chưa chính xác, cần phải đảm bảo chiều cao tối thiểu và có thể làm cao hơn càng tốt.
  • Trường hợp hy hữu đó là quên không làm sàn, Cách khắc phục bạn nên chọn là làm hệ sàn bằng khung thép kết hợp tôn gân.
Sai lầm phổ biến khi thiết kế phòng máy thang máy bạn cần biết để tránh

Sai lầm phổ biến khi thiết kế phòng máy thang máy bạn cần biết để tránh

Tường và trần phòng máy thang máy

Về tường phòng máy thang máy thông thường sẽ có kích thước từ 110mm hoặc 220mm là đạt tiêu chuẩn. Tường bao bọc phía ngoài của dầm cần để trừ ra khoảng 110mm để dầm gác đài lên. Về trần của phòng máy là nơi chứa các móc treo ba lăng nằm chính giữa hố thang máy. Móc này có thể làm từ chất liệu thép phi 16 hoặc 18 để tạo hình. Ba lăng có tác dụng để kéo đồ đạc khi lắp đặt thang máy và không phải chịu lực nào khi thang máy vận hành.

Yêu cầu về tường và trần của phòng máy

Yêu cầu về tường và trần của phòng máy

Hố pit khi lắp đặt phòng máy thang máy

Hố PIT thang máy sẽ được tính từ mặt sàn tầng thấp nhất cho tới đáy của hố thang. Tùy thuộc vào kích thước và chiều sâu của thang máy mà hố PIT của từng sản phẩm cũng có những đặc điểm riêng về kích thước. Để có thể thi công hố PIT đúng kỹ thuật giúp quá trình lắp đặt phòng máy thang máy đạt chuẩn thì bạn cần lưu ý những điều sau đây:

  • Đảm bảo thiết kế hố PIT đúng chiều cao, kích thước. Có thể làm rộng hơn so với thông số nếu diện tích cho phép để tạo sự thoải mái khi lắp đặt và vận hành thang.
  • Tuy nhiên tuyệt đối không làm hẹp và nông hơn so với kích thước đã tính toán, sẽ gây nguy hiểm cho quá trình vận hành thang.
  • Đặc biệt chúng ta cần lưu tâm tới việc chống thấm cho hố PIT bởi đây là khu vực hay có những mạch nước ngâm hoặc đường ống nước đi qua. Độ dày tối thiểu của hố PIT phải là 150mm.
Kích thước và chiều cao hố PIT trước khi lắp đặt phòng máy thang máy

Kích thước và chiều cao hố PIT trước khi lắp đặt phòng máy thang máy

Yêu cầu về tốc độ của thang

Về tốc độ của thang máy cũng cần được tính toán cẩn thận để có thể đưa ra một con số chính xác nhất trước khi đưa vào lắp đặt. Thông thường các hãng thang máy sẽ có những tốc độ thiết lập riêng, thế nhưng đa số sẽ tính toán dựa theo số tầng của công trình. Cách tính đơn giản nhất thường được áp dụng đó là lấy số tầng dùng thang nhân với 10, tốc độ thang sẽ bằng hoặc gần với kết quả nhận được. Khi đưa vào lắp đặt, tốc độ thang máy có thể có sự thay đổi nhưng bạn không cần quá lo lắng hay bất an vì đây là điều không quá bất thường.

Tốc độ của thang máy thông thường được tính bằng số tầng thang hoạt động nhân với 10 

Tốc độ của thang máy thông thường được tính bằng số tầng thang hoạt động nhân với 10

Trên đây là những yêu cầu về kích thước, chiều cao của phòng máy thang máy cũng một số các vấn đề xung quanh liên quan. Hy vọng rằng bạn đã có thêm cho mình nhiều kiến thức kinh nghiệm bổ ích. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc nằm trong lĩnh vực thang máy, đừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngay tới hotline 0984.696.683 của Thang máy GHT để được giải đáp bạn nhé!

CÔNG TY CP SẢN XUẤT THANG MÁY GHT VIỆT NAM

Hotline: 0984.696.683

Địa chỉ: Block 1- CN8, Cụm Công Nghiệp Ngọc Hồi – Xã Ngọc Hồi – Thanh Trì – Hà Nội

Địa chỉ nhà máy: Block1- CN8, Cụm Công Nghiệp Ngọc Hồi – Xã Ngọc Hồi – Thanh Trì – Hà Nội

Rate this post
0/5 (0 Reviews)
Nguyễn Cao Giáp's CEO Thang máy GHT

Mr Nguyễn Cao Giáp tốt nghiệp Kỹ sư cơ khí Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. Ông là doanh nhân, đồng thời cũng là chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong ngành Cơ khí. Đặc biệt, ông rất am hiểu về ứng dụng của thang máy.

Nhận báo giá thang máy Chat Zalo với tôi Call: 0984.696.683