Nguyên nhân bạn bị chóng mặt khi đi thang máy và cách khắc phục
Với xu hướng sử dụng thang máy để di chuyển ngày càng nhiều khiến bạn phải thích nghi dần. Tuy nhiên đây là một nỗi ám ảnh với nhiều người bởi họ bị chóng mặt khi đi thang máy, mang tới cảm giác buồn nôn, không thoải mái khi thang máy di chuyển. Tại sao lại có hiện tượng say thang máy như vậy? Cách khắc phục như thế nào hiệu quả? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.
Chóng mặt khi đi thang máy có đáng lo ngại hay không?
Chóng mặt khi đi thang máy là lúc bạn cảm thấy đầu bạn bị rối loạn, quay cuồng, chân tay run rẩy và không thể đứng vững. Cơ thể của bạn cũng lắc lư, cố gắng tìm kiếm một điểm để bám tựa để không bị ngã, mặt bạn xanh nhợt, buồn nôn.
Meniere’s Society, một tổ chức ở Anh chuyên nghiên cứu về tình trạng rối loạn tiền đình đã nghiên cứu ra rằng hệ thống cân bằng của cơ thể sẽ hoạt động dự vào sự phối hợp thông tin trong não với các bộ phận mắt, tai và bộ phận cảm biến trên da. Nếu bạn có cảm giác chóng mặt có nghĩa là não của bạn đang gặp khó khăn trong việc điều khiển thông tin từ các giác quan này để chúng hoạt động hợp lý. Rối loạn hay mất thăng bằng gây đau đầu có thể xảy ra dưới nhiều hình thức khác nhau, trong số đó điển hình nhất là khi bạn đi xe ô tô hay đi thang máy.
Khi thang máy di chuyển hoặc sau khi đi thang máy, bạn có cảm giác lâng lâng, bối rối, một chút đau đầu và buồn nôn. Tuy nhiên hiện tượng chóng mặt khi đi thang máy không phải vấn đề bạn cần quá lo lắng bởi nó xảy ra ở rất nhiều người sử dụng thang máy.
Bị chóng mặt khi đi thang máy là do nguyên nhân nào?
Như những thông tin chia sẻ ở trên, hiện tượng chóng mặt khi đi thang máy xảy ra có liên quan đến sự mất cân bằng của cơ thể, sự điều khiển của não tới các bộ phận như tai, mắt, cảm biến cơ thể bị rối loạn. Theo các nghiên cứu, khi đi thang máy, vì ở trong một phòng kín thế nên mắt của bạn bị giới hạn tầm nhìn ra bên ngoài môi trường. Từ đó, ngăn cản mắt tiếp nhận các thông tin và mọi dữ liệu truyền tải lên não không được đầy đủ.
Nguyên nhân tiếp theo đó là do cơ thể bạn chưa thích nghi được với việc sử dụng thang máy. Lúc này cơ thể bạn chuyển động mặt dù bạn đang đứng im hay không thực sự di chuyển. Điều này chính là việc rối loạn thông tin lên não nếu cơ thể của bạn chưa cảm biến được hoàn toàn sự thay đổi và dẫn tới việc bạn bị chóng mặt khi đi thang máy. Tương tự như vậy, tai của bạn cũng có cảm biến đặt biệt có thể điều chỉnh được sự cân bằng. Tai sẽ cảm nhận được bạn đang di chuyển nhờ vào thay đổi áp suất không khí và gửi tín hiệu về não.
Còn đối với mắt lại gửi tín hiệu về não rằng bạn đang đứng im, không di chuyển. Việc gửi thông tin không đồng nhất của những bộ phận kể trên đến não của bạn sẽ dẫn tới sự sai lệch. Điều này dẫn đến việc não của bạn hiểu sai và dẫn tới tình trạng chóng mặt khi đi thang máy.
Xem thêm:
- Hướng dẫn cách đi thang máy an toàn, dễ hiểu nhất 2023
Những điều có thể gây ra tình trạng não tiếp nhận thông tin sai lệch
Chóng mặt khi đi thang máy không chỉ do việc dịch thông tin từ các giác quan truyền về liên quan tới chuyển động bị lỗi của não. Nguyên nhân nó còn bắt nguồn từ những điều khác, phải kể đến đó là khi xem một nội dung đang chuyển động liên tục, ví dụ như một chương trình đua xe máy hoặc ô tô phát trong thang máy chẳng hạn. Hay là khi nhìn thấy một vật thể chuyện động rất nhanh giống với khi bạn cuộn chuột qua một trang web hiển thị trên màn hình máy tính hay là ngồi trên xe buýt nhìn ra các phương tiện xe máy di chuyển bên ngoài.
Nguyên nhân nữa đó là khi bạn nhìn thấy một vật thể lắp đi lặp lại theo khuôn mẫu, ví du như đi tàu hay xe bus qua một cung đường có nhiều và duy nhất một loại hoa. Hoặc có thể là bạn đang ở trong tối và đột ngột ra trời sáng hay là nhìn thấy một vật thể nhấp nháy liên tục,…
Chóng mặt có thể xảy ra khi bạn gặp những trường hợp trên mà không chỉ riêng khi sử dụng thang máy. Ngoài các ảnh hưởng từ giác quan, sự cân bằng của cơ thể bạn cũng sẽ bị xáo trộn bởi cảm xúc hay sử dụng các loại chất kích thích, cơ thể mệt mỏi,… Đặc biệt khi bạn cảm thấy căng thẳng, sợ hãi, bồn chồn, tức giận sẽ dễ bị chóng mặt. Chúng được xếp vào hàng nhóm cảm xúc mạnh, khiến nhịp tim và tốc độ thở của bạn lên cao, điều này dẫn đến tình trạng đau đầu. Hoặc là khi bạn mệt mỏi, não bộ không hoạt động được hết khả năng trong việc điều khiển các bộ phận khác cũng sẽ gây mất thăng bằng cho cơ thể của bạn.
Xem thêm:
- Những nội quy sử dụng thang máy bạn nhất định phải biết
Cách khắc phục tình trạng chóng mặt khi đi thang máy hiệu quả
Dưới đây là một số phương pháp giúp hạn chế việc bị chóng mặt khi đi thang máy bạn có thể áp dụng thử:
- Thể dục thể thao thường xuyên, khoa học và đúng cách để nâng cao sức khỏe. Điều này giúp bạn tăng sức đề kháng và từ đó mà cơ thể mới chống chịu được với các tác động thay đổi của môi trường, trong đó có việc sử dụng thang máy.
- Nếu sử dụng thang máy một mình, bạn nên đứng vào giữ lòng thang. Đồng thời tay giữ chặt tay vịn để cơ thể được vững chắc nhất.
- Nếu lần đầu sử dụng thang máy thì bạn nên dành chút thời gian đầu khi vào thang máy để đọc các chỉ dẫn để tránh tình trạng hoảng loạn khi thang máy gặp sự cố
- Không nên sử dụng những chiếc thang máy cũ kỹ, vận hành không đảm bảo an toàn sẽ khiến bạn sợ hãi và làm tăng cảm giác chóng mặt khi đi thang máy hơn. Điều này thì yêu cầu chủ thang máy phải bảo dưỡng thường xuyên và định kỳ
- Đối với những người thường xuyên bị say thang máy thì không nên đi thang máy vách kính trong suốt. Khi thiết bị di chuyển với tốc độ cao, quang cảnh bên ngoài có thể nhìn thấy đều chuyển động rất nhanh gây hoa mắt chóng mặt và các triệu chứng khác cũng trở nặng hơn.
Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ ở trên bài đã giúp bạn nắm rõ được nguyên nhân từ đó có những cách khắc phục tình trạng chóng mặt khi đi thang máy hiệu quả nhất. Mọi thắc mắc liên quan tới thang máy, quý khách vui lòng liên hệ tới Thang máy GHT qua hotline 0984.696.683 nhé!
CÔNG TY CP SẢN XUẤT THANG MÁY GHT VIỆT NAM
Hotline: 0984.696.683
Địa chỉ: Block 1- CN8, Cụm Công Nghiệp Ngọc Hồi – Xã Ngọc Hồi – Thanh Trì – Hà Nội
Địa chỉ nhà máy: Block1- CN8, Cụm Công Nghiệp Ngọc Hồi – Xã Ngọc Hồi – Thanh Trì – Hà Nội