Tổng hợp 9+ sự cố thang máy và cách khắc phục nhanh, hiệu quả nhất

Thang máy là thiết bị có độ an toàn cao, tuy nhiên theo thời gian sử dụng, bộ máy vận hành vẫn có thể xảy ra những sự cố ngoài mong muốn. Vì thế việc trang bị cho mình những kiến thức về sử dụng thang máy sao cho đúng cách là điều vô cùng cần thiết. Trong bài viết dưới đây, GHT sẽ chia sẻ tới bạn đọc cách phòng tránh và khắc phục sự cố thang máy nhanh chóng và an toàn nhất. Cùng tìm hiểu nhé. 

Các sự cố thang máy có khả năng xảy ra cao nhất 

Khi thang máy xảy sự cố đâu là cách xử lý, nhanh chóng và hiệu quả nhất?

Rơi thang máy

Với những loại thang máy mà sử dụng công nghệ cáp kéo, nếu như thang máy xảy ra các trường hợp như: cáp thang máy bị đứt, phanh thang bị hỏng không hoạt động được thì lúc đó sẽ gặp sự cố thang máy vô cùng nguy hiểm. Nó có thể khiến cho người sử dụng khi ở trong thang máy lúc này bị thương hoặc nặng hơn là có thể ảnh hưởng đến tính mạng vì thang máy rơi tự do với tốc độ nhanh, rơi từ trên cao xuống.

Vì vậy, trong trường hợp này các chuyên gia, kỹ sư đã nghiên cứu và sáng tạo ra bộ khống chế tốc độ của thang máy. Với bộ phận này, thang máy sẽ được khống chế với tốc độ an toàn, đảm bảo. Trong tình huống khi gặp sự cố thang máy rơi với tốc độ vượt tốc, bộ khống chế tốc độ thang máy sẽ phát huy tác dụng giúp kích hoạt phanh cơ và khiến cho cabin của thang máy bám chặt vào rail để tránh trường hợp thang máy rơi tự do.

Thang máy rơi tự do là một trong những sự cố thang máy nguy hiểm nhất

Thang máy rơi tự do là một trong những sự cố thang máy nguy hiểm nhất

Xem thêm:

Thang máy bị mất điện 

Thang máy là một thiết bị công nghệ được vận hành bằng nguồn năng lượng điện, khi mà gặp sự cố mất điện thì thang máy sẽ tạm ngừng hoạt động ngay lập tức kể cả cabin của thang máy có di chuyển ở giữa các tầng.

Vậy nên hiện nay, các nhà sản xuất thang máy đã nghiên cứu, phát triển và tích hợp hệ thống cứu hộ tự động ARD bắt buộc trong các hệ thống thang máy để phòng tránh sự cố mất điện nhằm đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Hệ thống này sẽ hoạt động theo cơ chế: Nếu thang máy gặp sự cố mất điện và dừng vận hành thì nguồn năng lượng đã dự trữ trong hệ thống ARD sẽ được kích hoạt và mở điện, điều khiển cabin của thang máy di chuyển về tầng gần nhất và sau đó mở cửa để người trong cabin sẽ có thể thoát ra ngoài. Tuy nhiên để tránh trường hợp bộ ARD bị hỏng thì thang máy cần trang bị một số phương án khác để ứng phó tránh rủi ro khi sự cố thang máy mất điện.

Thang máy bị mất điện 

Thang máy bị mất điện

Thang máy không đóng được cửa 

Đây có lẽ là sự cố thang máy thường gặp nhất, nguyên nhân khiến cho thang máy không đóng được cửa đó là do thang máy bị mắc các vật cản ở ngoài cửa, ở rãnh của thang máy, vì vậy trước khi đóng cửa bạn nên kiểm tra kỹ nhé. Và trong trường hợp kiểm tra mà không phát hiện vật lạ nào thì nguyên nhân có thể do cảm biến rèm cửa thang máy bị hỏng.

Thang máy không đóng được cửa 

Thang máy không đóng được cửa

Trong thực tế bộ phận cảm biến rèm là một tính năng an toàn, nó được sử dụng để phòng ngừa các trường hợp bị kẹp chân hoặc tay trong cabin thang máy khi sử dụng, vì vậy nếu sự cố thang máy không đóng được, hoặc có vật lạ kẹt ở cửa mà thang máy vẫn đóng thì hãy liên hệ ngay với bộ phận kỹ thuật của thang máy để sửa chữa kịp thời nhằm đảm bảo an toàn.

Thang máy bị treo và kẹt

Đây là trường hợp mà người dùng sẽ dễ dàng nhận biết nhất, bởi khi thang máy đang hoạt động mà bị treo, dừng đột ngột thì nguyên nhân có thể do bị mất điện hoặc quá trình bảo trì thang máy chưa được tốt khiến cho một số bộ phận trong thang máy gặp trục trặc, hỏng hóc. Ngoài ra có thể do nguồn điện cấp cho thang máy bị mất phase, đổi pha, vì lúc này thang máy muốn bảo vệ an toàn nên sẽ tạm thời dừng hoạt động, dẫn đến thang máy treo.

Thang máy bị treo và kẹt là sự cố thang máy hay gặp phải hiện nay

Thang máy bị treo và kẹt là sự cố thang máy hay gặp phải hiện nay

Xem thêm:

Nút bấm thang máy không nhạy

Nguyên nhân dẫn đến sự cố thang máy này là do tiếp điểm điện của thang máy không được vệ sinh thường xuyên, bị dính bụi bẩn nhiều hoặc có thể do tiếp xúc không tốt. Trong trường hợp này bạn nên ấn lại từ 2 đến 3 lần, nếu vẫn không thay đổi thì hãy liên hệ ngay cho nhân viên bảo trì thang máy để được xử lý kịp thời.

Nút bấm thang máy không nhạy

Nút bấm thang máy không nhạy

Thang máy không dừng tầng chính xác

Có thể là do thang máy đã lâu không được bảo trì đúng hạn, vệ sinh không thường xuyên dẫn đến sự cố đường ray, lỗi hệ thống bảng gọi tầng nhận lệnh không chuẩn xác hoặc có thể do nhận tín hiệu từ cảm biến móng ngựa và lá cờ giao thoa kém.

Thang máy không dừng tầng chính xác chỉ là sự cố thang máy đơn giản nên bạn không cần quá lo lắng

Thang máy không dừng tầng chính xác chỉ là sự cố thang máy đơn giản nên bạn không cần quá lo lắng

Tốc độ thang máy mất kiểm soát

Sự cố thang máy này thường gặp phải khi thang máy bị trục trặc, hỏng hóc dẫn đến tình trạng thang máy chạy với tốc độ vượt quá mức cho phép, thông thường mức tốc độ tối đa cho phép là 0,15m/s. Thang máy của GHT cũng tuân thủ theo các quy định nghiêm ngặt về quy chuẩn tốc độ nhằm đảm bảo thang máy vận hành ổn định, an toàn cho người sử dụng.

Tốc độ thang máy mất kiểm soát

Tốc độ thang máy mất kiểm soát

Cửa thang máy bị rung

Nguyên nhân có thể do thang máy không được đảm bảo tiêu chuẩn về kỹ thuật hoặc do đơn vị lắp đặt thực hiện cẩu thả cửa thang máy không được gắn kết chắc chắn, có thể khiến người sử dụng bị rơi vào giếng của thang, tuy là tình huống hy hữu nhưng có thể gây ra nguy cơ thương vong cao cho người dùng.

Cửa thang máy bị rung

Cửa thang máy bị rung

Sự cố cứu hộ do trình độ thuật viên

Khi có sự cố thang máy xảy ra, người bị kẹt trong cabin cần sự hỗ trợ của kỹ thuật viên, nếu không được đào tạo bài bản chuyên môn, ít kinh nghiệm trong ngành thì cách xử lý sẽ khá lúng túng, không hiệu quả, khiến người bị kẹt có thể bị rơi xuống giếng thang, gây ra thương vong vô cùng nghiêm trọng. Đây là vấn đề đặt ra cho các công ty thang máy về việc đào tạo kỹ thuật viên trong việc cứu hộ.

Sự cố cứu hộ do trình độ thuật viên

Sự cố cứu hộ do trình độ thuật viên

Xem thêm:

Cách xử lý sự cố thang máy an toàn, hiệu quả

Thang máy GHT cung cấp đến bạn đọc một số cách xử lý, ứng phó khi gặp sự cố thang máy.

Bình tĩnh khi gặp sự cố bên trong thang máy

Bạn nên giữ cho mình bình tĩnh khi gặp trường hợp này vì dù có la hét, sợ hãi thì cũng không giải quyết được vấn đề, càng bình tĩnh thì càng dễ dàng tìm được cách giải quyết, lúc này tâm lý, đầu óc tỉnh táo có thể giúp bạn nhớ lại những cách xử lý, ứng phó kịp thời nhằm đảm bảo an toàn cho mình cũng như hành khách xung quanh.

Bấm chuông báo động, gọi cứu hộ khẩn cấp

Nếu gặp sự cố thang máy dừng đột ngột, bạn chỉ nên bấm chuông báo động, gọi điện thoại để được cứu hộ khẩn cấp để được thoát nhanh ra khỏi thang máy, tuyệt đối không bấm quá nhiều nút của thang máy bởi sẽ dẫn đến những sự cố nghiêm trọng hơn.

Nếu ấn nút mở cửa không được thì có thể ấn chuông báo động, gọi cứu hộ khẩn cấp hoặc ấn nút trợ giúp trên bảng điều khiển thang máy, ngoài ra nếu thang máy dừng chỗ đông người qua lại, bạn hãy cất tiếng kêu cứu, hô hoán người bên ngoài tìm sự hỗ trợ, hoặc gọi điện cho người thân.

Khi sự cố thang máy cần bấm chuông báo động, gọi cứu hộ khẩn cấp

Khi sự cố thang máy cần bấm chuông báo động, gọi cứu hộ khẩn cấp

Không được phép mở cửa thang máy

Trong khi chờ đội cứu hộ thang máy đến, bạn không được tự ý mở cửa thang máy vì điều này sẽ rất nguy hiểm có thể dẫn đến tình trạng tụt thang máy gây ra sự cố thang máy rơi tự do, nếu đội cứu hộ đã đến nơi bạn hãy lắng nghe và tuân thủ theo hướng dẫn của họ, thông báo tình trạng hiện tại của những người xung quanh để có phương án, giải pháp giúp đỡ kịp thời.

Không tự ý đi qua đường thoát hiểm

Đường thoát hiểm được sử dụng trong những tình huống xấu nhất xảy ra, nếu bạn ra khỏi thang máy bằng đường thoát hiểm mà không có sự cho phép của đội kỹ thuật viên cứu hộ thì sẽ rất nguy hiểm, bởi ở trên nóc của cabin thang máy có rất nhiều hệ thống trang bị điện, bạn sẽ có thể bị điện giật nếu sơ suất dụng phải nó.

Làm theo hướng dẫn của đội cứu hộ

Khi đội cứu hộ đã đến, bạn hãy làm theo hướng dẫn của đội cứu hộ, bởi đó là những hướng dẫn đã được đào tạo một cách an toàn và theo tiêu chuẩn hóa các phương pháp cứu hộ an toàn, hiệu quả nhất. Nếu bạn không tuân theo thì có thể sẽ dẫn đến những sự cố thang máy nghiêm trọng hơn và gây ra khó khăn trong công tác bảo hộ.

Làm theo hướng dẫn của đội cứu hộ

Làm theo hướng dẫn của đội cứu hộ

Đảm bảo duy trì oxi khi gặp sự cố trong thang

Đây là một việc rất cần thiết, bởi trong thang máy lúc này có rất nhiều người vì vậy việc thiếu oxy dẫn đến khó thở, hoảng loạn, ngất xỉu trong thang máy là dễ xảy ra. Hiện nay thì các thang máy đều có quạt máy để thông gió cho cabin để giữ cho không khí trong thang máy luôn được lưu thông, nhưng bạn cũng nên dự phòng một bình oxy nhỏ để phòng ngừa trường hợp quạt máy không hoạt động hoặc bị mất điện.

Xem thêm:

Một vài lưu ý sử dụng thang máy an toàn

Tại sảnh gọi thang máy

Lưu ý khi ở sảnh gọi thang máy:

  • Bấm một lần nút gọi tầng, không nên bấm nút lên xuống cùng một lúc để tránh làm mất thời gian dừng tầng và ảnh hưởng đến quá trình di chuyển của những người xung quanh.
  • Hãy luôn chú ý quan sát màn hình hiển thị bảng gọi tầng để có thể biết được thang máy đang ở vị trí nào.
  • Không nên chen lấn trong thang vì sẽ dễ gây quá tải thang máy, gây ra những sự cố thang máy ngoài ý muốn.
  • Không được phép tựa lưng vào cửa cabin, điều này sẽ rất nguy hiểm vì nếu cửa đóng không chặt thì bạn sẽ dễ bị ngã xuống giếng thang máy.
  • Không nên dùng thang máy khi có hỏa hoạn, bão, nếu bị mất điện đột ngột hoặc khói tràn vào thang máy sẽ gây ngạt thở.

Ở bên trong thang máy

  • Khi trong thang máy có nhiều người mà bạn không thể chen lấn, bấm nút được thì hãy nhờ sự giúp đỡ của người đứng gần bảng gọi tầng để ấn nút hộ bạn, tránh chen lấn, xô đẩy gây nguy hiểm cho mọi người.
  • Không nên để tóc, quần áo, đồ đạc ở cạnh cửa cabin vì có thể dẫn đến kẹt thang và gây nguy hiểm.
  • Nếu bạn đi cùng với trẻ nhỏ thì hãy chú ý, quan sát trông trẻ.
  • Tránh ăn uống và vận chuyển các đồ vật bị cấm, không được khuyến khích mang vào thang máy.
  • Bạn nên đứng sâu vào bên trong, tránh đứng gần cửa để tránh trường hợp thang máy bị nhiễu cảm ứng.
Ở bên trong thang máy

Ở bên trong thang máy

Ra khỏi thang máy

  • Hãy chờ cho thang máy dừng hẳn rồi hãng ra khỏi thang máy nhé.
  • Trong trường hợp thang quá đông mà đã đến vị trí tầng bạn muốn, hãy nhanh chóng ra khỏi thang tránh chen lấn, xô đẩy.
  • Nếu có trẻ nhỏ đi cùng, bạn nên dắt hoặc bế em bé trước khi ra khỏi thang máy.
  • Hạn chế làm rơi các đồ vật vào kẽ hở của thang hoặc vào vách thang.

Mong rằng những thông tin trên sẽ có thể giúp ích cho bạn đọc, và nếu có bất kỳ thắc mắc hay nhu cầu tư vấn về sự cố thang máy, dịch vụ sửa chữa thang máy xin hãy liên hệ với Thang máy GHT chúng tôi để được phục vụ, giải đáp nhé.

CÔNG TY CP SẢN XUẤT THANG MÁY GHT VIỆT NAM

Hotline: 0984.696.683

Địa chỉ: Block 1- CN8, Cụm Công Nghiệp Ngọc Hồi – Xã Ngọc Hồi – Thanh Trì – Hà Nội

Địa chỉ nhà máy: Block1- CN8, Cụm Công Nghiệp Ngọc Hồi – Xã Ngọc Hồi – Thanh Trì – Hà Nội

Rate this post
0/5 (0 Reviews)

Mr Nguyễn Cao Giáp tốt nghiệp Kỹ sư cơ khí Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. Ông là doanh nhân, đồng thời cũng là chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong ngành Cơ khí. Đặc biệt, ông rất am hiểu về ứng dụng của thang máy.

Đăng ký nhận báo giá Call: 0984.696.683